Các dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng kinh tế thứ 2 đã bắt đầu xuất hiện

Ngày hôm qua, thị trường chứng khoán toàn cầu chứng kiến một ngày sụt giảm mạnh của hầu hết các chỉ số chính, giá dầu thô trượt dài trong khi giá vàng tiếp tục phá kỷ lục mọi thời đại. Có rất nhiều nguyên nhân đã được các báo nói tới bao gồm các thông tin không lạc quan về kinh tế Mỹ, về nguồn vốn của các Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Tuy nhiên, điều mà khiến giới đầu tư, phân tích lo ngại hơn cả đó là các dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng mới đang dần bắt đầu. Và nếu xảy ra, hậu quả mà nó để lại sẽ còn nặng nề hơn cuộc khủng hoảng trước đó rất nhiều.

Các dấu hiệu

Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã bắt đầu lan từ Mỹ và tới các quốc gia khác. Và bây giờ, các mầm mống của một cuộc suy thoái mới đã bắt đầu xuất tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng mạnh trở lại ở mức 9,2% vào cuối tháng 6 và còn có thể tiếp tục tăng cao do không còn được hỗ trợ bởi các gói kích thích kinh tế. Sự sụt giảm của thị trường việc làm sẽ kéo theo chi tiêu của người tiêu dùng nước này tiếp tục suy giảm. Thị trường nhà đất nhiều khả năng tiếp tục giảm tốc trong các tháng tới khi các báo cáo mới nhất cho thấy doanh số bán nhà đã qua sử dụng, doanh số bán nhà mới và giá nhà đều đang giảm mạnh. Sự đóng băng của thị trường bất động sản sẽ kéo theo nhiều khu vực của nền kinh tế bị ảnh hưởng như tín dụng, đầu tư… Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất, một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đã sụt giảm đáng kể khi chỉ số phản ánh hoạt động của các nhà máy tại Philadelphia đã thu hẹp mạnh từ mức 3,2 điểm xuống còn -30,7 điểm. Ngoài ra, báo cáo mới công bố sáng nay cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 đã tăng gấp đôi dự đoán và cao nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây. Sự tăng cao của giá tiêu dùng sẽ là một nhân tố khác khiến người dân Mỹ sẽ chưa thể mạnh dạn chi tiêu.

Bên cạnh các nhân tố nội tại, Mỹ còn bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng hoảng nợ từ Hy Lạp, sự chậm lại của các nền kinh tế khu vực Đồng tiền chung (GDP quý 2 của khu vực chỉ tăng 0,2% so với quý trước đó, ghi nhận mức thấp nhất trong vòng 2 năm, trong đó, GDP của nền kinh tế đầu tàu là Đức cũng chỉ tăng 0,1%) và sự yếu đi của đồng USD. Sự yếu kém từ nội tại nền kinh tế kết hợp với các yếu tố bất lợi từ ngoài vào sẽ là một lực đẩy lớn đẩy nền kinh tế này vào trong suy thoái.

Nếu như trong năm 2009, cũng trong bối cảnh các hoạt động kinh tế giảm sút, Chính phủ Mỹ đã vào can thiệp, tạo tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua lãi suất thấp, cứu trợ ngân hàng và bơm tiền mặt vào nền kinh tế. Với 2 gói cứu trợ QE1 và QE2, Chính phủ Mỹ đã giúp nền kinh tế cải thiện và tăng trưởng trở lại, tránh được một cuộc suy thoái kép. Nhưng điều kiện hiện tại thì không còn dễ dàng như vậy nữa. Mỹ vừa đối mặt với việc phải cam kết thắt chặt chi tiêu để nâng được mức trần nợ công thêm 2,4 nghìn tỷ USD. Thêm vào đó, các hãng tín nhiệm đã cảnh báo sẽ hạ bậc tín nhiệm của nước này trong 6-12 tháng tới nếu Mỹ không thực hiện theo đúng kế hoạch cắt giảm đã đề ra. Bị bó hẹp bởi kế hoạch cắt giảm ngân sách và trong bối cảnh áp lực lạm phát đã tăng trở lại, Chính phủ nước này sẽ phải mất khá nhiều thời gian để cân nhắc biện pháp bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Mặt khác, cho dù trường hợp Mỹ tiếp tục bơm ra một gói hỗ trợ mới, giới phân tích vẫn tin rằng đó sẽ chỉ là một giải pháp ngắn hạn mà không thể đáp ứng được những vấn đề về dài hạn của nền kinh tế này.

Bên cạnh các chỉ báo về kinh tế, các thống kê lịch sử đã cho thấy Mỹ đang bước dần tới nguy cơ suy thoái. Theo thống kê từ năm 1947, cứ khi nào tốc độ tăng trưởng GDP của nước này (so với cùng kỳ năm trước đó) mà giảm xuống mức 2% thì thường sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái. Hiện tại, GDP quý 2/2011 của Mỹ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái mà trong bối cảnh chưa có yếu tố thuận lợi nào hỗ trợ, GDP của Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà sụt giảm.

hk

(Source: streettalklive.com)

Thêm vào đó, một chỉ báo khác là chỉ số EOCI (Chỉ số sản lượng kinh tế). Chỉ số này tính trung bình cộng các chỉ số đo hoạt động sản xuất của Chicago, NewYork, Philadelphia, ISM… Theo thống kê lịch sử, chỉ số này giảm xuống mức 35 điểm thì nền kinh tế sẽ bước vào chu kỳ suy thoái. Tháng trước, chỉ số này đã đứng ở mức 35,99 điểm và chưa có con số thông báo chính thức về chỉ số này trong tháng 8. Tuy nhiên, việc chỉ số sản xuất tháng 8 của Philadelphia vừa công bố sáng nay giảm mạnh từ mức 3,2 điểm xuống còn -30,7 điểm thì khả năng chỉ số này sẽ giảm sâu dưới mức 35 điểm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

kh

(Source: streettalklive.com)

Kết lại

Có thể nhiều người vẫn sẽ nói còn quá sớm để nói về một cuộc suy thoái mới, một cuộc khủng hoảng mới, thậm chí, vấn đề này là vấn đề của Mỹ.  Nhưng một khi nó xảy ra, hậu quả nó để lại sẽ có thể còn nặng nề hơn những gì cuộc khủng hoảng năm 2008 mang lại. Vì hiện tại, những phao cứu sinh của kinh tế toàn cầu đã gần cạn kiệt, theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào một thời kỳ suy thoái kéo dài và rất lâu để có thể hồi phục trở lại.

Chốt lại, tiếp tục mua vàng thôi!

39 bình luận to “Các dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng kinh tế thứ 2 đã bắt đầu xuất hiện”

  1. Cuong Tran Says:

    Cuộc khủng hoảng này cũng được nhiều chuyên gia dự đoán từ trước. Có thể sau khủng hoảng này, trật tự các cường quốc kinh tế trên thế giới sẽ có sự thay đổi đáng kể. Nhưng các chính sách kinh tế thường có độ trễ nhất định, hi vọng tình hình không trở lên quá xấu.
    Nói thế thôi cũng đang tính mua vàng về chôn ở vường rồi 😀

    • daohuong86 Says:

      Vanga cũng nói 2018 Trung Quốc thành cường quốc số 1 thế giới mà. hị hị

      • Đào Thị Thu Hường Says:

        Thực ra vấn đề về một cuộc suy thoái kép đã được đề cập từ ngay giữa năm 2010 khi nền kinh tế thế giới lại tiếp tục rung chuyển bởi cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu. Tình hình kinh tế của Mỹ lúc đấy cũng yếu. Ngay bản thân tớ lúc đấy cũng đã được yêu cầu viết một chuyên đề về nguy cơ của một cuộc “double dip recession” này. Nhưng lúc đấy, thiên vẫn thời, địa vẫn lợi, nước Mỹ và các quốc gia khác vẫn đủ khả năng để tung ra các phao cứu trợ, và hỗ trợ kinh tế Mỹ không lấn sâu vào suy thoái, nền kinh tế toàn cầu không chìm sâu vào khủng hoảng (như đã đề cập trong đoạn 2). Vì vậy, lúc đấy tớ đã không viết. Tuy nhiên, tại thời điểm này, tại hạ xét thấy bây giờ các dấu hiệu đã trở nên rõ ràng hơn. Vì thế, topic này mới có mặt tại forum này ^^

  2. minhbagia Says:

    Phản hồi bài của cô Hường là không biết phản hồi cái gì 😀 😀

  3. $ Hằng $ Says:

    Một bài viết tóm tắt thông tin rất tổng quát và hữu ích. Thanh củi bạn Hường! đọc xong bài này bắt đầu để ý đến tình hình căng thẳng của thế giới, bắt đầu nghĩ đến Vanga (muah…ha…ha….). Hưởng thụ thôi…….

  4. daohuong86 Says:

    Hường Đào rất like this 🙂

  5. Cong Nong Says:

    Van de la Chinh Phu My se khong ngoi im nhin nen KT di xuong, Chinh Phu cac nuoc khac cung vay, ho se tim moi bien phap can thiet, in tien… de ho tro nen kinh te?

    Ban danh gia sao ve cac bien phap cua Chinh phu cac nuoc?

    • Đào Thị Thu Hường Says:

      Như trong đoạn thứ 2 của mục “Các dấu hiệu”, mình đã đề cập rất rõ. Điều kiện hiện tại không cho Mỹ tung ra các biện pháp hỗ trợ cần thiết như năm 2009 và năm 2010 một cách thoải mái nữa. Chính phủ Mỹ đã phải cam kết thắt chặt chi tiêu để đổi lấy mức nâng trần nợ 2,4 nghìn tỷ USD. Vì vậy, Chính quyền Obama sẽ khá đau đầu khi quyết định tung ra các gói kích thích mới, nhất là trong bối cảnh áp lực lạm phát đã bắt đầu quay trở lại.

      Mặt khác, ngay cả khi Mỹ tiếp tục tung ra các gói hỗ trợ mới, thì hiệu quả của các gói này vẫn là một vấn đề phải suy nghĩ. Giới phân tích cho rằng nó sẽ chỉ giải quyết được những vấn đề của Mỹ trong ngắn hạn, mà không giải quyết được vấn đề trong dài hạn. Thực vậy, đơn giản như gói hỗ trợ QE2 được đưa ra, nhằm thẳng vào thị trường lao động Mỹ. Quả thực thị trường lao động Mỹ đã có những chuyển biến tích cực khi tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9,4% xuống còn 8,8%. Nhưng ngay khi nó kết thúc vào cuối tháng 6, thì tỷ lệ thất nghiệp đã quay trở lại mức 9,2%!!! Có thể nói, kinh tế Mỹ nay đã “nhờn” với các gói kích thích kinh tế mất rùi! Một gói kích thích kinh tế nữa được tung ra cũng chỉ giúp Chính phủ Mỹ giải quyết vấn đề trong vòng vài tháng… và khi nó hết, tỷ lệ thất nghiệp lại tăng, kinh tế lại suy giảm…và rồi Mỹ lại tung ra gói kích thích mới…bạn thử hình dung, nó chỉ như một vòng luẩn quẩn..và đến khi Mỹ rơi vào nợ nần chồng chất…chẹp…tình huống sẽ còn khủng khiếp hơn đợt trần nợ công đầu tháng 8 vừa rồi nhiều!!!

      Tình huống cũng tương tự như với Chính phủ các nước khác. IMF và EU đã giúp Hy Lạp tới lần thứ 2 rồi. Và lần này điều kiện cứu giúp cũng đã khắt khe hơn rất nhiều (phải được sự đồng ý của các nhà đầu tư tư nhân thì tổ chức này mới đồng ý tiếp tục giải ngân cho Hy Lạp). Bên cạnh đó, việc chính phủ Pháp và Đức đợt vừa rồi cũng đã chính thức từ chối việc mở rộng gói cứu trợ 440 tỷ cho Hy Lạp cũng cho thấy các nền kinh tế lớn của khu vực cũng đã sắp hết $$$$. Trong khi đó, 2 quốc gia là Ireland và Tây ban Nha cũng đang nhen nhóm vài dấu hiệu cần gói hỗ trợ thứ 2. Bạn cứ hình dung, người nghèo thì nhiều mà Mạnh thường quân cũng đang đói kém, sẽ không nhiều khoản hỗ trợ có thể tung ra như trong năm 2010 nữa đâu

  6. xuka_neu Says:

    Doc bai nay xong, biet them kinh te the gioi, roi suy ngam anh huong den kinh te Viet Nam!
    Thanks tac gia!

  7. lienchie Says:

    Bài viết đã chọn ra được nhiều chỉ số tiêu biểu để thể hiện những vấn đề của kinh tế Mỹ hiện nay. Đồng ý với tác giả 🙂
    Sắp tới các đảng ở Mỹ còn lo chiến đấu tranh cử, thay đổi nhân sự. Không biết có lời hứa, kế hoạch nào giúp vực dậy k? Chứ từ 2008 tới nay Mỹ vẫn cố ngoi lên từ khủng hoảng mà k được nhỉ.

    • Đào Thị Thu Hường Says:

      Mình cũng vừa trả lời một comment ở trên của “Cong nong”. Đó là cũng khó để có thể đưa ra những kế hoạch “hiệu quả” vì ngân sách hiện tại khá eo hẹp. Dù sao, trong hoàn cảnh phải lấy lòng dân khi sắp tới mùa tranh cử, cũng vẫn phải mong chờ các nhà lập pháp Mỹ đưa ra các kế hoạch mới, và hy vọng nó hiệu quả vậy. Chứ không thì hậu quả thực sự rất khủng khiếp, không chỉ với Mỹ mà còn với nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam 😦 😦 😦

  8. Cong Nong Says:

    Neu cuoc khung hoang xay ra, ban danh gia the nao den tac dong cua no den VN?
    Lan nay suc tan pha se rat lon, vay voi nong dan chan dat nhu minh nen lam gi de chuan bi don tinh huong xau do nhi?
    Tks.

    • Đào Thị Thu Hường Says:

      Cảm ơn bạn. Câu hỏi của bạn rất hay. Nhưng nó khá rộng, để trả lời một cách chi tiết, chắc mình sẽ phải viết một topic mới về vấn đề này. Coming soon…^^

      Nhưng có thể nói ngắn gọn như thế này, hậu quả của nó sẽ khủng khiếp hơn năm 2008 rất nhiều. Để tránh lặp lại những hậu quả đáng tiêc như trong năm 2008, thiết nghĩ, các NHTM và các tổ chức tài chính trong nước nên có những phương án dự phòng ngay từ bây giờ.

    • Stranger Says:

      😀 Công nhận câu hỏi này hay và thực tế. Mình cũng đang quan tâm, chủ thớt trả lời đi cho tớ hóng cái nhé

  9. Tran Hai Yen Says:

    Bài viết của Hường rất hay và hữu ích. Theo cá nhân mình, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 có thể coi là cuộc khủng hoảng về thanh khoản xuất phát từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Còn nay nếu một cuộc khủng hoảng kinh tế mới xảy ra, ngoài những nguyên nhân và dấu hiệu trên, thì sẽ là cuộc khủng hoảng xuất phát từ sự mất niềm tin nữa :).

    • Đào Thị Thu Hường Says:

      Cảm ơn Yến. Tớ hoàn toàn đồng ý. Bài viết có quá nhiều ý và tớ đã không đủ diện tích để nói đến một vấn đề đó là là “niềm tin”. Sự sụt giảm của tất cả các lĩnh vực kinh tế thực chất cho thấy một điều: niềm tin của người dân Mỹ đã giảm sút nghiêm trọng. Và điều này sẽ vô cùng quan trọng với kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Kinh tế Mỹ có được phục hồi hay không sẽ là hoàn toàn tùy thuộc vào niềm tin của người dân. Chỉ khi nào hai chữ này được vực dậy thì chi tiêu của người tiêu dùng mới phục hồi và tạo động lực cho kinh tế tăng trưởng trở lại.

      Ngẫm ra mới thấy, làm gì cũng vậy, tạo được niềm tin cho dân chúng thật là quan trọng. Có được niềm tin của dân thì cái gì cũng xong 🙂 🙂

  10. Stranger Says:

    Tình cờ lạc vào đây đọc được bài viết này, mình thấy bài viết thật sự hữu ích. Có thể hỏi bạn đc ko, nếu như bạn nói các gói kích thích kinh tế mới đã trở nên nhờn vs nền kinh tế Mỹ thì bên cạnh đó còn có giải pháp nào khả thi hơn ko, quan điểm của bạn về các chính sách vĩ mô cần phải thực hiện ở đây là j? Trình còi mình hỏi hơi gà, mong mọi người thông cảm
    Cảm ơn tác giả 🙂

    • Đào Thị Thu Hường Says:

      Cảm ơn bạn! Câu hỏi này chắc không chỉ mình mà các nhà lập pháp Mỹ cũng đang đau đầu phải suy nghĩ. 🙂 🙂 Bản thân mình thì cũng chưa nghĩ được ra giải pháp nào khả thi hơn là việc lại phải tiếp tục bơm tiền và hỗ trợ lãi suất cả. Còn nếu có một biện pháp nào tốt hơn thì chắc chắn, bác Obama và Ben cũng đã đưa ra rùi. :):)

      Nhưng có một vấn đề mà mình nghĩ cần phải giải quyết ngay, đó là phải vực dậy lòng tin của người dân Mỹ, qua đó mới thúc đẩy được chi tiêu tiêu dùng cải thiện trở lại. Nhưng đây sẽ thực sự là một bài toán khó đối với các nhà lập pháp nước này.

      Còn các biện pháp cụ thể là gì, chắc chúng ta phải chờ đợi Voice from American thui nhỉ.

  11. Đào Thị Thu Hường Says:

    @ cmt 19 của Yến: Thía thì thứ 3 này Yến làm luôn một topic về vấn đề này đi chứ nhỉ? hi hi

    • Stranger Says:

      về niềm tin thì biết đâu người dân Việt nam còn lạc quan hơn cả ng Mỹ ấy chứ, đã từng xếp thứ 2 về chỉ số niềm tin tiêu dùng năm 2010 cơ mà. Có ng lại bảo dân Vn mình vô tư vô lo :-??
      Mình cũng đang mong chờ bài viết tiếp theo của các bạn về vấn đề này đây 🙂

  12. Nguyen Manh Hai Says:

    Bài viết của chuyên gia hấp dẫn quá! Mình chỉ dám hỏi chuyên gia một chút về phần nhận biết dấu hiệu khủng hoảng qua GDP. Bạn trích nguồn của streettalklive.com nói rằng cứ khi nào tăng trưởng GDP (GDP growth) hàng năm dưới 2% thì Mỹ rơi vào suy thoái. Tuy vậy, chuyên gia nghĩ thế nào về việc sử dụng chỉ số độ chênh sản lượng (output gap) để dự báo về suy thoái (hoặc lạm phát)?

  13. $ Hằng $ Says:

    Chòi, để có thể mạnh dạn đưa ra cái ý “có thể” khủng hoảng là cũng phải tổng hợp bao nhiu dấu hiệu, GDP growth cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng nhứt thoai, iem không bít output gap là cái gì ý, bác Mạnh Hải giải thích dùm cái.
    Hóng hớt…hóng hớt….I’m right here waiting for U! (chủ đề hay quá)

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Output gap là gì thì bạn $ Hằng $ có thể tự google ra được! Mình chỉ tò mò hỏi chuyên gia xem khi nghiên cứu về các dấu hiệu khủng hoảng, chuyên gia có nghiên cứu thêm phần output gap hay không để chia sẻ thôi, chứ không dám có ý kiến gì đâu.

      • $ Hằng $ Says:

        đây là nơi để trao đổi, hy vọng càng nhiều người chia sẻ càng nhiều kiến thức càng tốt, bác đặt ra vấn đề iem thấy hay hay nên chờ đợi được chia sẻ, bác lại bảo iem tra google hờ hờ 😀

  14. Đào Thị Thu Hường Says:

    Cảm ơn anh Mạnh Hải. Thực ra thế giới có rất nhiều phương pháp dự đoán khủng hoảng khác nhau. Tại đây, em chỉ đưa ra một số chỉ số mà em cho là phù hợp và em hiểu rõ nhất 🙂 Phương pháp output gap em chưa nghiên cứu sâu nhưng em nghĩ nó sẽ là một topic rất hay. Vì thế, nếu anh hoặc mọi người có ý kiến chia sẻ về chủ đề này em nghĩ nên viết một new post mới. 🙂 🙂

    Tuy nhiên, trên diễn đàn thì mình có thể tự do chia sẻ, nên em cũng rất tò mò không biết ý kiến cá nhân của riêng anh về việc sử dụng chỉ số output gap để dự báo về suy thoái (hoặc lạm phát) ạ? Anh có thể đưa ra ngắn gọn một vài quan điểm của mình để mọi người cùng tham khảo không ạ 🙂 Cảm ơn anh rất nhiều!!

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Ngắn gọn thì “output gap” là chênh lệch giữa GDP thực tế sau khi loại bỏ lạm phát (actual real GDP) và GDP tiềm năng khi nền kinh tế sử dụng toàn bộ lao động (potential GDP at full employment). Chênh lệch sản lượng dương (positive output gap) xẩy ra khi cầu ngắn hạn tăng cao kéo theo cung ngắn hạn cao và điểm cân bằng ngắn hạn cao hơn điểm cân bằng dài hạn. Nói cách khác, nền kinh tế phát triển nóng – cao hơn cả mức tiềm năng tại thời điểm đó. Và điều này tạo ra lạm phát, nên chênh lệch sản lượng dương được gọi là chênh lệch lạm phát (inflationary gap). Ngược lại, chênh lệch sản lượng âm (negative output gap) là khi nền kinh tế có thất nghiệp hoặc thất nghiệp cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên (natural rate of unemployment – hoặc gọi tên khác Non-Accelerating Inflation Rate of Unemployment – NAIRU) thì đó là chênh lệch giảm phát (recessionary gap) cũng có thể được coi là một dấu hiệu của suy thoái do nền kinh tế không tăng trưởng được như mức cân bằng tiềm năng của nó.

      Lạm phát thường được dự báo khá chính xác khi có positive output gap bằng các nghiên cứu thực nghiệm (emprical study) – thường là dùng hồi quy số liệu lịch sử. Tuy nhiên negative output gap có phải là dấu hiệu của suy thoái hay không thì cũng chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh. Dù vậy, việc chỉ số này có thể cảnh báo về suy thoái cũng là hoàn toàn có thể, đặc biệt là khi kết hợp chỉ số này với các chỉ số khác như tăng trưởng GDP thực tế so với năm trước. Gửi 1 link có trang đưa ra thống kê và dự đoán về USA Output gap http://www.economywatch.com/economic-statistics/United-States/Output_Gap_Percent_of_Potential_GDP/

      Nếu có thời gian, chuyên gia nghiên cứu sâu hơn thì chắc chắn có thể ra một công trình hoành tráng 😀 Khi đó đừng quên mấy bài phản hồi này nhé!

      Sorry không muốn viết dài nhưng phần này lắm khái niệm, định nghĩa quá 😦

  15. Đào Thị Thu Hường Says:

    Hót hót:
    “Diễn giả, TS Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia đã dẫn lời một chuyên gia Đức nói rằng giá vàng còn có thể đạt tới 2.300 USD/oz, thậm chí đến 2.500 USD/oz nếu nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, nguy cơ khủng hoảng nợ châu Âu cận kề hoặc trở thành hiện thực và đồng USD tiếp tục mất giá.” dantri.com.vn

    Tiếp tục mua vàng thui bà con ơi

  16. $ Hằng $ Says:

    Vàng lên 1.900 rồi, mình phục bạn Hường quá í hí hí hí


Gửi phản hồi cho daohuong86 Hủy trả lời