(THẢO LUẬN) Diễn biến thị trường tiền tệ sau khi áp dụng Chỉ thị 02

Ngày 07/09, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN về việc yêu cầu các TCTD chấp hành đúng quy định về trần lãi suất đối với VND (14%) và USD (2%), tự phát hiện, phát hiện các đơn vị vi phạm báo cáo về NHNN, đồng thời đưa ra 3 biện pháp xử lý khá mạnh tay với TCTD vi phạm.

Ngày 08/09, NHNN cho biết đã có 34/42 NHTM ban hành văn bản chỉ đạo nội bộ về việc chấp hành Chỉ thị trên của NHNN, tuy nhiên cơ quan này không nêu tên 8 ngân hàng còn lại mà theo chúng tôi, những ngân hàng này có thể gặp khó khăn về cạnh tranh huy động vốn và thanh khoản.

Theo nguồn tin của chúng tôi, thông qua đường dây nóng, NHNN đã phát hiện một số ngân hàng vẫn tiếp tục huy động với lãi suất ở mức 17,5-19% và sẽ sớm có biện pháp xử lý đối với những ngân hàng này.

Như vậy, việc NHNN đưa ra văn bản nên rõ các hình thức xử lý đối với việc vi phạm trần lãi suất huy động đã giúp loại bỏ mạnh mẽ những hoạt động thỏa thuận ngầm lãi suất với khách hàng vốn diễn ra khá phổ biến trên thị trường huy động dân cư và doanh nghiệp thời gian qua. Đồng thời, việc này cũng giúp lộ rõ những TCTD yếu kém về thanh khoản vốn là nguyên nhân đẩy lãi suất huy động lên cao.

Mọi người cho ý kiến thảo luận về diễn biến thị trường tiền tệ (lãi suất huy động, lãi suất cho vay, tín dụng, huy động) trong thời gian tới nhé!

42 bình luận to “(THẢO LUẬN) Diễn biến thị trường tiền tệ sau khi áp dụng Chỉ thị 02”

  1. Bùi Quỳnh Vân Says:

    Theo ý kiến của mình, việc SBV thực hiện nghiêm trần 14% như vừa qua khiến huy động VND sẽ giảm trong thời gian tới. Cụ thể:

    – Đối với các khoản tiền gửi từ dân cư và DN:

    + l/s 14% hiện nhiều NH áp dụng không đủ hấp dẫn với người gửi tiền trong khi kênh chứng khoán đã có những dấu hiệu khởi sắc, tất yếu sẽ có những khoản được người dân rút khỏi NH để đầu tư vào nơi hấp dẫn hơn.

    + thông tin 12 NHTM sẽ áp dụng đồng thuận giảm lãi suất về 14% đã xuất hiện từ trong tháng 8, các ngân hàng cũng đã có thời gian chuẩn bị để rollover các khoản huy động sắp đáo hạn, tuy nhiên, NH chỉ dám huy động lãi suất cao với kỳ hạn ngắn nên khi những khoản tiền trên đáo hạn, dòng chảy rút vốn khỏi ngân hàng tất yếu sẽ diễn ra.

    – Đối với tiền gửi của các TCTD thông qua kênh ủy thác:

    + đến ngày 08/09, 34/42 NHTM đã áp dụng trần 14% với các khoản huy động VND, theo đó, việc các ngân hàng tiếp tục nhận ủy thác với mức lãi suất cao sẽ giảm đáng kể.

    + Cùng với việc NHNN tuyên bố sẽ làm việc với từng TCTD về việc các khoản phải thu tăng đột biến, dòng chảy vốn ủy thác chắc chắn sẽ giảm dần trong thời gian tới, kéo lượng vốn huy động trong hệ thống NH giảm.

  2. Selfer Says:

    Như vậy kết luận đầu tiên là Huy động VND khả năng sẽ giảm sau CT02.

    Tuy nhiên,mức giảm không đồng đều. Các NHTM nhỏ, chi nhánh ít, thương hiệu kém hơn, trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào cạnh tranh về giá (lãi suất cao) giờ hoàn toàn mất lợi thế cạnh tranh ==> căng thẳng thanh khoản nhất ==> có khả năng đi đêm lách trần nhất . (Thực tế sau 7/9 vẫn có DN gửi được 16-17% bằng cách lách qua hối phiếu; 1 số NH vẫn đi đêm với khách hàng để giữ tiền gửi với LS 17,5 -19% !)

  3. Selfer Says:

    Có 1 vấn đề ở đây là trong khi LS LNH đang giảm và kỳ hạn 1 tháng thậm chí dưới 16% ==> tại sao các NH này liều lĩnh lách trần của NHNN để huy động 19% ?

    Phải chăng họ khó khăn thanh khoản nhưng đã tận dụng hết hạn mức LNH với các NH khác và không thể vay thêm ?

    NHNN không thể công bố tên tuổi những tội đồ này, vì rủi ro thanh khoản 1 NH khi bị người dân rút tiền sẽ lan ra cả hệ thống ==> vậy làm sao thực hiện nghiêm chế tài của CT02 để lấy niềm tin của người dân, các NH khác?

    (Hay lại đóng cửa bảo nhau như kiểu xóa tin trên trang NHNN và cafeF sáng nay?)

  4. Nguyen Manh Hai Says:

    Chủ đề thảo luận rất thú vị! Đúng là NHNN ra chỉ thị cứ như CSGT vào tháng trọng điểm vậy 😀 Chắc chắn là LS huy động sẽ giảm nhưng cá nhân mình cho rằng:

    – Số dư huy động không giảm quá nhiều: Nhiều chuyên gia cho rằng các kênh đầu tư thay thế khác đều không khả dĩ hơn: vàng quá rủi ro, chứng khoán đã quá nản, BĐS thì đóng băng. Ngoài ra, không thể đổ lỗi cho việc LS thấp hơn kỳ vọng lạm phát (thực âm) mà bảo người dân sẽ quyết tâm từ bỏ ngân hàng. Chẳng lẽ mua vàng, chứng khoán, BĐS, sản xuất kinh doanh hay để tiền ở két thì không bị lạm phát như gửi tiết kiệm chắc? Vì thế, chính việc các ngân hàng đồng loạt (bị ép) từ bỏ cuộc đua lãi suất huy động cũng sẽ giúp điều chỉnh lại kỳ vọng lãi suất của người dân về mức hợp lý hơn và giảm bớt lối tư duy ngã giá lãi suất chui lủi như thời gian vừa qua.

    – Lãi suất LNH tăng: cái này không quá khó để nhận định. Vốn dĩ LNH đã mất cân đối thanh khoản giữa các nhóm NH lớn và nhỏ rồi, lại còn yếu tố mùa vụ là sắp hết năm nữa. NHNN có bơm hỗ trợ thanh khoản thì cũng có điều kiện đi kèm, đâu có dễ nuốt đâu 🙂

  5. Bùi Quỳnh Vân Says:

    @#3 by Selfer : 1 số NH vẫn huy động TT1 lên tới 19% thì chứng tỏ là rất khó khăn về thanh khoản. NHNN không nêu tên cũng hợp lý vì rủi ro tới cả hệ thống. Nhưng ngoài nêu tên thì NHNN vẫn còn nhiều biện pháp để “trừng trị” như hạn chế mở rộng quy mô, hạn chế nghiệp vụ huy động, cho vay,… đối với các NH đó.

    Tuy nhiên, việc áp dụng các chế tài trên không giúp giải quyết vấn đề gốc rễ của NH – là khó khăn về thanh khoản. Trong trường hợp này, có lẽ hoặc NHNN cần có biện pháp vĩ mô là điều hòa thanh khoản cho toàn hệ thống, hoặc có thể xử lý riêng đối với NH gặp khó khăn thông qua tái cấp vốn, nghiêm trọng hơn có thể nắm quyền kiểm soát NH,… Vấn đề thanh khoản được giải quyết thì việc áp trần 14% mới có hiệu quả.

  6. Selfer Says:

    @ Anh Mạnh Hải: Chứng khoán tăng điểm gần đây + không phải ai cũng thỏa thuận được LS tiền gửi như trước đây ==> thực tế nhiều NĐT đã nhăm nhe rút tiền ngay sau khi áp nghiêm trần 14%. (Thông tin cá nhân)

    Công văn các NH gửi các chi nhánh để cố gắng thuyết phục khách hàng đừng rút tiền đã thể hiện điều đó!

    Ngoài ra, đúng như bạn Vân nói, khá nhiều người đổ xô đi gửi tiền trước 7/9 để hưởng lãi suất cao, tuy nhiên các khoản này kỳ hạn ngắn (các NH cũng không dám nhận gửi kỳ hạn dài lãi suất cao khi view lãi suất sẽ giarm0 ==> khi các khoản này đáo hạn, liệu người dân có rút tiền cũng là 1 vấn đề ?

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Nhăm nhe rút vì lý do sợ CK tăng mạnh quá không kịp mua hay là do LS giảm? NĐT Việt Nam đúng là sợ lạm phát quá rồi nhỉ, giờ giảm LS thì bỏ tiết kiệm, nhắm mắt nhắm mũi mua CK thôi 😀 Mình không theo dõi sát CK, nhưng toàn thấy người lái đò sông BVH, MSN trong khi các bluechips khác thì mịt mù.

      Các NH thuyết phục khách hàng đừng rút tiền cũng có thể do sợ KH rút về NH quen biết, NH to hơn (an toàn hơn?) thay vì NH trả lãi suất chui cao hơn. Ngoài ra, đây cũng là dịp để thể hiện quan tâm khách hàng, chứ nếu sợ KH rút ra để mua CK, Au… thì cho quà cũng chả giữ được, nói gì đến thuyết phục. Còn việc đổ xô đi gửi LS cao thì có gì mà bất ngờ. Dân ta giá xăng tăng có mỗi 2.000 đồng, người ta cũng cầm bình nhựa, đội mưa, chen lấn, quát tháo để tiết kiệm 50.000 đồng – không phải mình chê 50.000 đồng nhé nhưng vì chậm, chen không kịp thôi 🙂

      Lý luận nhiều quá, cứ để xem 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng nữa thì tổng số dư huy động toàn hệ thống giảm bao nhiêu nhé 🙂 Mình vẫn bảo toàn quan điểm là giảm ròng do LS xuống chỉ khoảng 1 – 2% thôi. Nếu loại trừ việc tháng 8 vừa qua huy động tăng đột biến hơn 3% (do ủy thác?) thì như vậy việc tổng số dư huy động giảm 3 – 5% so với kỳ báo cáo 19/08 thì cũng là bình thường 🙂

      Ngoài ra nếu phân tích rõ huy động giảm thì cũng phải biết giảm thì tiền nó đi đâu về đâu? CK, BĐS, Au, US$… hay thực ra giảm là vì các NH không còn margin để đẩy ủy thác nữa 🙂

  7. bò con Says:

    “Chuẩn bị vay tiền ngân hàng để sửa nhà, hy vọng lạm phát giảm để lãi suất giảm thêm” –> Câu này của bác em nói, điều này chứng tỏ rằng, ngay cả người dân bình thường cũng hiểu, giảm lạm phát là liều thuốc để giảm lãi suất, chứ các mệnh lệnh hành chính chỉ để ngắn hạn thôi

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Mình hỏi hơi ngô nghê là ơ thế hóa ra lãi suất cho vay chỉ phụ thuộc vào lạm phát thôi à? Còn không phụ thuộc vào lãi suất huy động à 🙂

      Các giải pháp để giảm lạm phát thường là trung hạn. Trong khi đó muốn giảm lãi suất cho vay thì chỉ có thể ép lãi suất huy động thấp xuống, mặc kệ các Ngân hàng chịu thiệt NIM một chút, thì lãi suất cho vay sẽ giảm ngay chứ sao 🙂 Hành chính nhưng giữ thật lâu thì có thành dài hạn được không?

      Ngoài ra, mọi người cứ nghĩ rằng giảm lãi suất tiết kiệm thì tiền chạy sang CK, BĐS, Au thì nó chạy đi mất tiêu luôn, không nằm ở hệ thống ngân hàng nữa à? 🙂 Thế chức năng thanh toán, trung chuyển vốn của ngân hàng thì bỏ đi đâu? Dù ở CK, BĐS hay Au thì cũng có thời gian nằm ở KKH chứ sao, chuyển từ túi NĐT này sang túi NĐT khác thì cũng là từ TK này sang TK khác chứ sao?

      Cái khó nhất là việc đưa đường cong lãi suất về bình thường mà thôi, chứ không phải vấn đề số dư huy động. Về lâu dài, số dư huy động sẽ luôn tăng, do dân không dám để tiền ở nhà, sợ bị trộm! 🙂

  8. Bùi Quỳnh Vân Says:

    @ bò con: các nhân tố tác động tiêu cực tới lạm phát các tháng tới thì có nhiều:

    – yếu tố cấu thành trong rổ CPI: trung thu + khai giảng cùng rơi vào tháng 9, EVN đòi tăng giá điện, lương cơ bản tăng từ tháng 10, đồng thời yếu tố mùa vụ của các tháng cuối năm (DN gom hàng, tăng sx phục vụ Tết) đang gây áp lực tăng lạm phát.

    – ngoài ra, cung tiền M2 tháng 8 vừa qua tăng khá mạnh, đến 20/7 mới đạt 3,57% ytd, nhưng đến 19/8 là 7,83% ytd, 30/8 là 9,16% ytd nên nhất định sẽ gây hệ lũy tới lạm phát các tháng tới. Nguyên nhân tăng mạnh thì bạn có thể tham khảo trên CafeF sáng nay, SBV buộc phải tăng cung cơ sở để đáp ứng nhu cầu của NH, nhưng nếu ko tăng cung thì NH thiếu thanh khoản lại phải vượt rào.
    http://cafef.vn/20110912071431615CA34/cung-tien-thang-8-tang-dot-bien-ly-do-va-he-qua-.chn

    – Chỉ có giá hàng hóa thế giới hiện giảm là có thể gây tác động tích cực cho CPI.

    Thế nên lạm phát các tháng cuối có lẽ sẽ khó lòng thấp như bác bạn mong đợi, hì hì!

    • $ Hằng $ Says:

      Mình hem nghĩ là áp lực lạm phát quý cuối sẽ cao, các biện pháp bình ổn giá phi tài chính của chính phủ và các doanh nghiệp đầu mối dạo này khá chuyên nghiệp, định hướng báo chí cũng gay gắt khi liên tiếp đưa tin mang tính chất chỉ trích giá hàng hóa tăng là do thương lái, chứ thực chất trong siêu thị còn rẻ hơn ngoài chợ….lạm phát do kỳ vọng của dân ta chiếm tỷ trọng rất lớn ảnh hưởng tới giá cả, mọi lực lượng xã hội đã nhận thức ra điều này và dành nhiều quan tâm chó nó về mặt hình thức thế là ổn, lúc cần chỉ cần mạnh mẽ hơn là ok.
      M2 tăng trong tháng 8 ko thể ngay lập có tác dụng, chưa kể SBV tăng cung tháng này thì tháng sau có thể sẽ đáo hạn lại hút về, chưa thể biết cung các tháng sau thế nào thì chưa kết luận được bơm hay hút ròng.

  9. Selfer Says:

    Thử đánh giá về dự nợ tín dung các tháng cuối năm:

    Lãi suất 17-19% với doanh nghiệp sản xuất vẫn cao. Gần đây stockbiz có thống kê gần 600 DN trên sàn thì đa phần ROE dưới 15%, như vậy không dại đi vay mở rộng SXKD vì như vậy là đòn bẩy thậm chí làm giảm LN. Mà kỳ hạn các khoản vay 17-19% này cũng chỉ ngắn tầm 3 tháng ==> khả năng là đi vay để có vốn lưu động nhiều hơn. ==> tín dụng “chân chính” để phát triển, mở rộng nền KT là khó tăng.

    Tuy nhiên, khi điều kiện vay mượn đã dễ dàng hơn, mục tiêu đẩy tín dụng trong room 18% đã đc NHNN đặt ra, bản thân các NH cũng chịu áp lực nợ xấu tăng mạnh thì khả năng các khoản tín dụng đảo nợ có thể xẩy ra. ==> món này sẽ thực sự nguy hiểm cho nền KT.

    Giai đoạn cuối năm nhu cầu vốn để phục vụ nhập hàng tết có thể tăng cao (LN kinh doanh vụ Tết có thể lớn hẳn hơn mức lãi suất phải chịu) ==> tín dụng ngắn hạn này cũng có thể tăng mạnh theo chu kỳ hàng năm.

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Tăng tín dụng chân chính à 🙂 vẫn có cơ sở chứ 🙂 các khoản cho vay dài hạn, cho vay dự án bây giờ đều là thả nổi, đàm phán lại 3, 6 tháng 1 lần và thậm chí biên độ cũng có thể điều chỉnh được. Quan trọng là cơ hội kinh doanh tốt hay không thôi.

      Chuyện tín dụng đảo nợ thì xưa như Diễm rồi, tính hết cả vào giá, vào kỳ vọng rồi! Đang giảm lãi suất chứ có tăng đâu mà lo nợ xấu tăng thêm? Thực tế là tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo ở một số NH mà mình biết đang giảm đi nhiều, còn đừng hỏi là vì sao giảm 🙂

  10. bò con Says:

    @ Quỳnh Vân: Những gì bạn nói thì năm nào cũng vậy. Trung thu không có ảnh hưởng mạnh. Chỉ có khai giảng thôi. Ảnh hưởng của trung thu là nhu cầu sản xuất bánh kẹo sẽ làm tăng nhu cầu đường, đậu, bột….làm giá cả các mặt hàng này tăng. Đó là lý thuyết, nhưng thực tế năm nay không như vậy, giá các mặt hàng này không tăng. Còn giáo dục thì chắc chắn, tuy nhiên giáo dục chỉ là 1 phần trong cấu thành CPI và không có hiệu ứng lan tỏa. Cái người ta sợ hiện nay là khả năng tăng giá điện trong tháng 9,10.
    Cung tiền tăng mạnh cũng không sao, vì mọi năm còn tăng mạnh hơn. Do chúng ta toàn đem đi so sánh với những tháng trước, nên thấy tới cuối tháng 8 cung tiền tăng mạnh thì đoán rằng lạm phát khả năng quay trở lại

  11. Bùi Quỳnh Vân Says:

    @#9 by Selfer: Lãi suất vay VND được các NH cam kết giảm về 17-19%, nhưng so với lãi suất đi vay ngoại tệ khoảng 9-10%, mức độ rủi ro mất giá VND được SBV cam kết khoảng 1% cho đến cuối năm nay thì hiện các DN vẫn sẽ ưa chuộng việc đi vay ngoại tệ hơn.

    Tín dụng chân chính như bạn selfer nói có thể không tăng nhưng tín dụng ngắn hạn sẽ tăng mạnh theo chu kỳ là động lực chính để có thể cải thiện tăng trưởng tín dụng các tháng cuối năm nay ( tín dụng T6: 0,2%mm, T7: -0,19%, T8: 0,59%)

    SBV cũng đã lường trước vấn đề này nên vừa đưa ra 1 loạt quy định nhằm hạn chế mất cân đối tín dụng ngoại tệ – VND: thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ, nâng DTBB tiền gửi ngoại tệ, mở rộng phạm vi tiền gửi ngoại tệ phải tính DTBB.

    Khi SBV quyết tâm hạ l/s huy động – cho vay VND, ngoại tệ bị đánh chi phí lên cao, liệu mất cân đối tín dụng có được cải thiện?

  12. $ Hằng $ Says:

    Về cơ bản mình thấy dạo này các động thái của NHNN tỏ ra dần chuyên nghiệp hơn, ổn định tỷ giá, ổn định giá vàng, áp trần lãi suất thành công (năm ngoái chỉ về hình thức năm nay mạnh tay hơn đối với các hình thức luồn lách). Như thế ít ra về mặt định hướng dư luận là ổn hehe.

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Mình Like và +1! 😀

      Quyết tâm đưa ra các gói chính sách nhằm định hướng dư luận, điều chỉnh kỳ vọng của người dân là một thành công ban đầu của NHNN nhiệm kỳ mới 🙂 Hy vọng các bác ấy tiếp tục kiên quyết, nhất quán và đồng bộ với các chính sách của các bộ ban ngành khác!

  13. Selfer Says:

    Bàn về độ hấp dẫn của CK ở đây là lạc đề, nhưng để đánh giá chứng khoán có đủ hấp dẫn để hút tiền gửi tiết kiệm hay không, mọi người có thể tham khảo thống kê sau:
    Có 295/621 mã có LN hơn 15% trong 1 tháng qua, trong đó
    Số có LN hơn 30% là 123 mã trong 1 tháng qua, như vậy quá đủ hấp dẫn với người có chơi chứng khoán. Danh sách dưới chỉ minh họa các mã có LN hơn 50%. Còn người ta có rút tiền TK để chuyển sang chứng khoán hay không thì chỉ cần hỏi vài người có chơi chứng khoán và đang gửi TK 14% là biết ngay.

    Ticker Profit/loss %
    VSP 142%
    SHS 125%
    LCS 77.2%
    PRC 76.8%
    WSS 73%
    VIG 71.9%
    SRB 66.7%
    MIC 64.7%
    HPC 64.7%
    TIG 62.2%
    SME 61.3%
    AVS 61.1%
    LGC 60.7%
    APS 58.3%
    SVS 57.1%
    TBX 56%
    ICG 55.8%
    VND 55.7%
    STL 54.3%
    VHG 54%
    LHG 52.3%
    HUT 51.8%
    PHS 51.5%
    CII 51.3%
    PVL 51.2%
    IJC 50.8%
    PGS 50%
    PCG 50%

    • $ Hằng $ Says:

      cá nhân mềnh mà có xiền thì thời gian này sẽ quẳng vô CK, còn khướt mới gửi tiết kiệm hé hé

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Cảm ơn Selfer đã đưa các con số để minh chứng! Đúng là không ai có thể phủ nhận mức độ “hấp dẫn” của chứng khoán khi mà nó đi kèm với hàng loạt rủi ro, lũng đoạn, “lái đò”, công bố sai thông tin, chèn ép NĐT nhỏ lẻ… 🙂 Nhìn lại các mã đã tăng giá do CK đạt đáy vừa qua rồi thì thấy thống kê đẹp lắm, nhưng giờ bảo bỏ tiền ra mua, mua mã nào để 1 tháng sau lãi hơn 15% thì mới hay!

      Mình hoàn toàn tôn trọng ý kiến bạn Selfer bảo toàn quan điểm là kênh CK có thể hút tiền từ kênh tiết kiệm. Mình chỉ nói là không thể đổ lỗi hoàn toàn do việc giảm LS mà NĐT đồng loạt chuyển sang CK được. Về lý thuyết thì chỉ khi nào Lợi nhuận ròng sau khi loại trừ rủi ro chứng khoán cao hơn Lợi nhuận ròng từ lãi suất sau khi loại trừ rủi ro tiết kiệm thì NĐT mới nên bỏ kênh huy động để mua CK. Còn nếu lập luận là “Lãi suất giảm, thấp hơn lạm phát rồi, đầu tư CK đi thôi” thì mình cũng vẫn tiếp thu 😀

      Về cá nhân mình thì không tin vào chứng khoán, và cũng chẳng đủ tiền gửi tiết kiệm nên mình ăn tiêu cho sướng Và cũng chúc các bạn đầu tư CK thành công! Mình cũng đang phải trông cậy vào các bạn ấy mà 🙂 hihi

    • Thiên thần bóng tối Says:

      Uẩy, sao lại nỡ nói TTCK thế, chưa kể lúc nó đang lên dư lày, cái thời nó dập dình đi ngang người thân nhà mìn chỉ luyện một em bluechip thoai lãi trên tổng tiền có và vay cầm cố là hơn 20% trong 2 tháng, nếu trừ đi số tiền vay gần 100% tài khoản (ở dưới mẫu) và lãi vay cùng lắm là 30%/năm (ở trên tử) thì chắc chắn là đã lớn hơn 18% (lãi suất huy động thời gian đó). Thời buổi nào cũng có thằng thắng và thằng thua trên TTCK, cơ bản là anh có cách đánh hợp lý ko thôi hố hố.
      Về cơ bản TTCK đã khá tốt từ lâu rồi, nhưng chưa có tín hiệu tạo đà để đồng loạt đổ xèng vào, giờ có tin lãi suất hạ, có thể chưa triệt để nhưng giới đầu cơ sẽ nhân cơ hội nhào vô, kéo theo dân đen và tiền trong dân cực nhiều. hạ lãi suất sẽ là đèn xanh cho luồng tiền, và như thế có thể nói hạ lãi suất sẽ khiến tiền đổ vào TTCK, đơn giản vì chỉ cần một cái cớ.

      • Nguyen Manh Hai Says:

        Hehe, có gì mà không nỡ nói? Nói sự thật thôi mà 🙂 Còn việc thắng thua là chuyện thường của CK. Đầu tư CK mà lãi thì công nhận là giỏi thật (không nói là may mắn nhé, vì làm gì chả có may mắn!) Mong là có nhiều người thành công như người thân nhà bạn Hằng để CK hấp dẫn hơn!

        Thích nhất câu: “chỉ cần một cái cớ” 🙂

  14. Selfer Says:

    Tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng theo phản ánh của báo chí:
    http://vneconomy.vn/20110912071511215P0C6/se-lap-nhom-ngan-hang-g12–1.htm

    “Theo tìm hiểu của người viết, trong các ngày 8 và 9/9, đã có hai ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở tại Hà Nội bị khách hàng rút đi 1.200 tỷ đồng. Trong đó, một ngân hàng bị rút đi 500 tỷ đồng, còn ngân hàng kia bị rút đi 400 tỷ đồng trong ngày 8/9 và 300 tỷ đồng trong ngày 9/9/2011.”

    Về lập luận cho rằng người dân rút tiền thì tiền vẫn ở tài khoản NH, dưới dạng KKH, thì tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng từ Có Kỳ Hạn (gửi TK) chuyển thành không kỳ hạn (mà khoản KKH này NH hầu như không dám dùng vì nó nằm trên tài khoản của CTCK, và có thể sử dụng thanh toán tiền mua bán liên tục !) sẽ ảnh hưởng nhiều đến vốn khả dụng có thể cho vay của NH !

  15. Bùi Quỳnh Vân Says:

    Sau khi các ngân hàng rầm rộ tuyên bố hạ lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuống 17-19% mỗi năm, rất ít khách hàng được vay ở mức này.

    http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/thi-truong/2011/09/lai-suat-cho-vay-chua-giam-nhu-cong-bo/

    Lãi suất cho vay giảm về 17-19% xem ra vẫn cần 1 thời gian nữa mới thực hiện được!

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Tất nhiên rồi 🙂 Giảm lãi suất cho vay hay không là do các NH dựa trên đánh giá tín dụng của từng doanh nghiệp, từng khoản vay chứ! Rầm rộ tuyên bố cũng là để PR thôi 🙂

      Về lý thuyết không thể hạ lãi suất cho vay xuống ngay được vì đường cong lãi suất chưa chuẩn, và mất cân đối cơ cấu kỳ hạn trầm trọng. Muốn hạ lãi suất cho vay một cách đại trà, chắc chắn lãi suất huy động phải duy trì ở mức 14% trong vòng ít nhất 1 tháng để tâm lý người gửi TK ổn định giúp cơ cấu huy động ổn định, lúc đó mới an tâm thay đổi cơ cấu kinh doanh kỳ hạn (gaping) được 🙂

  16. bò con Says:

    @Bùi Quỳnh Vân: Hạ lãi suất cho vay nhanh như vậy thì có chọn lọc khách hàng cũng là điều bình thường, vì ngân hàng còn phải có thời gian để trung hòa lượng vốn giá rẻ. Trước mắt vẫn hạ, nhưng lãi suất thấp chỉ áp dụng với các đối tượng khách hàng tốt, còn các khách hàng còn lại vẫn giảm nhưng nhìn chung vẫn cao hơn 1 chút

  17. bò con Says:

    Hiện giờ có 1 ông rất lớn trong khối cổ phần là Axx vẫn chưa công bố chương trình hạ lãi suất như các ngân hàng khác. Ông này đã từng và hiện vẫn duy trì chương trình giảm lãi suất 1,2% đối với khách hàng đã được thực hiện hơn 3,4 tháng nay. Có lẽ ông này thiếu vốn giá rẻ hơn các ngân hàng khác. Tội nghiệp .he

  18. Bùi Quỳnh Vân Says:

    Ở bài thảo luận trước về các giải pháp giảm l/s về 17-19 có để cái poll khảo sát mà mới thấy có 5 người vote nhỉ? mình thì ủng hộ cái phương án 3 rồi, nhưng bây giờ nhìn tình hình này thì có vẻ số ít các DN được hưởng l/s 17% còn ít hơn mình tưởng.

    Hiện trên toàn hệ thống, huy động VND đang cao hơn tín dụng VND khoảng 141 nghìn tỷ (tính đến 19/08), trên toàn hệ thống thì NH đang dư vốn VND, nên áp lực giảm l/s là rất cao.

    Vấn đề là lượng vốn dư này đang có 1 phần không nhỏ là vốn huy động với l/s cao trong giai đoạn trước, nên có lẽ chỉ NH nào có lợi thế chi phí huy động bình quân thấp thì mới dám PR việc giảm l/s trước (PR đã, chưa biết thực hiện thế nào). Còn NH nào không có được lợi thế này thì có khi vẫn đang suy nghĩ và hành động trong im lặng (giảm 1,2% l/s và tích cực tìm kiếm KH giải ngân), hihi.

  19. Selfer Says:

    @ Bò con: Em nghĩ Axx đã đi một nước cờ sớm so với các NH khác.

    Ngay khi có dấu hiệu dư vốn, Axx đã tuyên bố chương trình giảm LS cho vay ==> vừa tạo tiếng vang, vừa phát triển quan hệ gắn bó hơn với DN cùng chia sẻ khó khăn, vừa giải ngân đc ít nhiều vốn ở lãi suất cao (mà về xu hướng NH không thể ngồi mãi ôm đống vốn giá cao đc). Như vậy có thể nói họ sử dụng chiến lược marketing hớt váng thành công.

    Cũng thời gian đó thì ông Txx đẩy mạnh kênh ủy thác. Công nhận 2 ông lớn TMCP này rất nhanh nhậy với thời cuộc. ^ ^

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Uhm, đúng là đẳng cấp có khác 😦 Ước gì mình được như các anh (ông) ấy… Đẳng cấp đó thể hiện ở từ gốc chiến lược kinh doanh chuẩn do có tiên liệu tốt, vừa làm marketing tốt, vừa hành động quyết liệt, hiệu quả…

      Lại nhớ đến câu Thiên thời, địa lợi nhân hòa của bạn Vân mới thấy rằng lãnh đạo phải “Thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, cổ tường sử ký, kim thấu nhân sự” như vậy chứ…

  20. Selfer Says:

    Ngoài ra, theo thông tin của e thì Axx trước đó đã xây dựng kịch bản khủng hoảng kép khá sớm để có kế hoạch ứng phó + tận dụng cơ hội. Một phần trong kế hoạch đó là tích trữ tiềm lực, vốn để khi mọi thứ tiêu điều, họ ung dung đi nhặt nhạnh chiến lợi phẩm (mua tài sản với giá rẻ!).
    2008 nổi lên Axx và Txx có LN lớn từ trái phiếu CP nhờ mua đc giá rất rẻ của các Fund phải rút tiền về nước cứu công ty mẹ, nhiều người cho là họ may mắn, nhưng có thể chiến lược của họ hơn hẳn người ta nghĩ.

  21. Bùi Quỳnh Vân Says:

    7/9 là mốc để các NH đưa l/s về 14%, trong ngày hôm đó l/s LNH tăng đột biến do Quốc doanh không chào nguồn, OMO cũng tăng mạnh lên 12000, xâu chuỗi những diễn biến này không khó để cho rằng có NH bị hút vốn rất mạnh do tiên phong đưa l/s về 14% (hoặc có nguyên nhân khác thì mình hem được biết).

    Vấn đề là trong những ngày gần đây:

    – Đã có thêm một số ngân hàng nữa bị rút vốn tiền gửi do kiên quyết đưa lãi suất về 14%, nhưng dòng chảy từ NH nào sang NH nào thì chưa rõ.

    – Lãi suất LNH lại đang trong xu hướng giảm, ON về 13% (nhưng vẫn ở mức cao hơn giai đoạn trước), OMO chào thầu giảm từ 12000 trong tuần trước đến hôm qua còn 1.000 tỷ như thường lệ.

    Việc hệ thống NH đang rất dư vốn VND có thể là 1 nguyên nhân khiến TT1 bị rút vốn nhưng l/s LNH không tăng. Nhưng khi tất cả các NH đều cào bằng l/s 14%, sẽ có 2 khả năng hoặc người dân ngừng rút tiền do gửi ở đâu cũng chỉ 14%, hoặc tiền gửi sẽ tiếp tục giảm do họ nhận thấy đầu tư vào kênh khác có lợi hơn –> vấn đề khó khăn thanh khoản sẽ lan ra cả hệ thống –> l/s LNH lại tăng.

    SBV cũng như NHTM tất nhiên là thích xảy ra khả năng 1. Động thái của SBV hiện tại là đang cố thuyết phục người dân rằng lạm phát kỳ vọng năm tới chỉ khoảng 12% nên l/s tiền gửi 14% hiện này đã đủ thực dương rồi!

    Bên cạnh đó, nhóm G12+1 nhen nhóm ra đời có lẽ cũng để nhằm bình ổn thị trường l/s nếu khả năng thứ 2 xảy ra. Tuyên bố “người mua bán cuối cùng” với TCTD gặp khó khăn cũng để trấn an những NH nhỏ, đừng có vội chạy lên LNH đẩy l/s lên cao, làm loạn thị trường!

    @ $Hằng$ Em hoàn toàn đồng ý với chị Hằng, đúng là SBV càng ngày càng lên trình! 😀

  22. Selfer Says:

    Nếu tính đến cuối tháng 8 hệ thống NH đang dư 141K tỷ thì có thể nói tình trạng chung của hệ thống đang la dư vốn, do đó LS LNH sẽ khó tăng mạnh dù hiện tượng rút tiền gửi của người dân có diễn ra chăng nữa.
    Gần đây Ls LNH giảm và sau đó ổn định trở lại (tuy vẫn lớn hơn 14%) nhưng nó cho thấy áp lực rút tiền chưa quá lớn và thanh khoản ngắn hạn vẫn ổn. Tuy nhiên khi các khoản gửi lãi suất cao đáo hạn + các khoản gửi ủy thác không rollover được lãi suất cao thì khả năng tiền gửi giảm là khá cao.
    Với lượng 141K tỷ VND dư cả hệ thống so với mục tiêu dư nợ tín dụng VND khoảng 220K tỷ thì chắc NHNN cần tái cấp vốn thêm không nhiều. Cùng với lượng tiền sẵn sàng bơm qua OMO có thể lên tới 140K tỷ (OMO outstanding lúc cao điểm) thì rủi ro thanh khoản ảnh hướng đến ls LNH về cuối năm nhìn chung thấp.

    Một số NH (5 NH theo báo chí đưa) mất cân đối về nguồn, vốn là nguyên nhân chính khiến phá rào lãi suất các đợt trước và gây bất ổn Ls LNH thì đợt này được vinh dự cho vào diện quan sát đặc biệt. ==> nhóm này sẽ khó gây ra xáo trộn lãi suất như trước nữa.

    Như vậy có thể kỳ vọng thị trường tiền tệ những tháng cuối năm về cơ bản là khá yên bình.

  23. Selfer Says:

    Thêm nữa, lãi suất hiện nay 17-19% cộng phí xxx% và thêm các thủ thục ngặt ngèo trong chọn đối tượng cho vay thì nhìn chung tín dụng VND sẽ vẫn tăng chậm. Sẽ thực sự lo ngại nếu tín dụng VND tháng 9 (vốn được kỳ vọng tăng khi ls giảm) đươc công bố lại không tăng mấy so với kỳ trước ==> áp lực giảm lãi suất từ phía NH sẽ càng lớn, suy cho cùng các NH không thể ngồi ôm đống vốn giá cao mãi được khi mà đầu ra (qua kênh ủy thác, qua các công ty liên kết, qua các cửa lách gửi sang NH khác) không còn cao như xưa nữa.

    Giá có thêm số liệu về tồn kho các mặt hàng những tháng gần đây thì sẽ có cái nhìn đẩy đủ hơn về tình trạng Tổng cầu giảm, Tình trạng dư cung đang xuất hiện (dù có thể hàng tồn cao là để chuẩn bị hàng cho dịp tiêu thụ tết sắp tới)

  24. Selfer Says:

    Hết thời lãi suất cao, đua rút tiền tiết kiệm
    http://vietstock.vn/ChannelID/757/Tin-tuc/201007-het-thoi-lai-suat-cao-dua-rut-tien-tiet-kiem.aspx
    Vừa comment thì đọc đc bài trên. TÌnh trạng này sẽ gia tăng trong thời gian tới. NHNN, các NHTM và các phương triện Media đang trấn an người dân là hệ thống NH vẫn OK, vẫn ngon, không có hiện tượng rút xiền đâu ^ ^, nói chung là tui ít khi tin khi tự nhiên người ta đứng ra balabolo trấn an dư luận vì phải có cái gì bất an và có gì cần che giấu thì người ta mới đứng ra trấn an chứ?

    Cái gì cũng cần có thời gian để thể hiện ra, và số dư huy động giảm sẽ dần thể hiện rõ hơn khi các khoản đáo hạn lãi suất cao đến hạn nhiều hơn.

  25. Selfer Says:

    Vượt trần lãi suất, giám đốc chi nhánh DongABank bị đình chỉ
    http://vietstock.vn/ChannelID/757/Tin-tuc/201039-vuot-tran-lai-suatnbspgiam-doc-chi-nhanh-dongabank-bi-dinh-chi.aspx

    Đã thảo luận từ trước là lần này NHNN sẽ chém thẳng tay các ông làm láo để mang tính răn đe !
    Không biết huy động của DongA bank sắp tới có giảm không, vì cũng không có gì bất hợp lý khi người ta suy luận: DongA bank phải có vấn đề gì thì mới sống chết lách trần ngay cả khi NHNN xác định phạt nặng như thế chứ?

    Dư nợ tín dụng của DongA khá lớn, cũng không ngạc nhiên nữa khi lo ngại về mất cân đối nguồn hay tỷ lệ nợ xấu của NH này?

    Bị bêu rếu, thành đề tài bàn ra tán vào của dư luận, thậm chí uy tín, rồi số dư huy động giảm… là quả đắng dành cho các NH làm láo! (và là trái ngọt cho các NH khác dìm hàng đc đối thủ ^ ^)

  26. Nguyen Manh Hai Says:

    Theo các nguồn tin không chính thức (tin hay không là tùy các bác) thì lượng vốn từ TT2 chảy sang TT1 qua kênh ủy thác trong thời gian vừa qua là 90 nghìn tỷ đồng 🙂 và chắc chắn là toàn bộ số này sẽ bị rút về!

    • Selfer Says:

      Con số anh cung cấp quả là quá lớn so với tưởng tưởng.
      Nếu số này bị rút về, đồng nghĩa huy TT1 bị giảm đi 90K tỷ, và TT2 dư thêm 90K tỷ ==> Lãi suất LNH chịu áp lực giảm trong khi sức ép lên trần ls là rất lớn.

      Thêm nữa, số 90K tỷ kia bị rút thì sẽ có 1 số NH đối mặt với mất cân đối nghiêm trọng, đặc biệt là các NH vốn đã mất cân đối trước đó. Trong bối cảnh mất cân đối về kỳ hạn trên cả hệ thống đang gia tăng sau khi áp trầ 14% (người dân nếu không rút tiền thì chuyển sang gửi kỳ hạn ngắn nhất có thể, thậm chí 1 ngày nếu ls 1 ngày là 14% !) ==> rủi ro xẩy ra những biến động bất thường về ls trên LNH tăng lên.

      Tóm lại, vấn đề là sắp tới sẽ có NH dư nguồn lớn, và cũng có các NH ngày càng mất cân đối và mong manh. Các NH mong manh này lại không có nhiều giấy tờ có giá để tham gia OMO ==> chỉ trông chờ kênh TCV hoặc LNH khi có xáo trộn xẩy ra ==> đó là cơ hội cho các NH lớn, dư nguồn chém đẹp các NH này, dù có thể sóng ls LNH không kéo dài như trước.

      NH nhỏ, sống dựa vào lách luật sắp tới sẽ thực sự khó khăn ^ ^

      • Nguyen Manh Hai Says:

        90 nghìn tỷ đó cũng chỉ hơn nửa con số dư 141 nghìn tỷ mà bạn Selfer cung cấp thôi, nên cũng là có thể.

        Đồng ý với quan điểm là đường cong lãi suất tiết kiệm sẽ càng khó đưa về hình dáng bình thường được. Và các NH có vấn đề thanh khoản trầm trọng sẽ càng lộ rõ hơn.

  27. Selfer Says:

    NHNN mạnh tay xử lý một số ngân hàng vi phạm trần lãi suất

    http://cafef.vn/20110915072045411CA34/nhnn-manh-tay-xu-ly-mot-so-ngan-hang-vi-pham-tran-lai-suat.chn

    “Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày 14/9/2011, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á không được mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc.”

    Bước đầu Thống đốc trong việc gây dựng niềm tin của người dân và tạo uy lực với các NH nói chung đã thành công.
    Với thái độ cứng rắn này, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng Thống đốc sẽ xử lý được hiện tượng đầu cơ ngoại tệ gây bất ổn tỷ giá cũng như rủi ro về thanh khoản trong hệ thống NH cuối năm ^ ^

  28. Bùi Quỳnh Vân Says:

    1 số NH chấp nhận l/s kỳ hạn 1 ngày (KKH) 14%/năm, tính ra thì l/s thực khoảng 15,02%, đây cũng là 1 cách để lách trần 14% được NHNN làm gay gắt mấy hôm nay. Lãi suất này chưa đủ cao so với mức trước thời điểm 07/09 nên cũng không thể gọi là hấp dẫn người gửi được, song rủi ro mang lại cho NH là rất lớn do KH có thể đến rút tiền bất kỳ lúc nào. http://vneconomy.vn/2011091609497236P0C6/duong-cong-lai-suat-bao-hieu-tien-gui-bat-on.htm

    Việc khó khăn thanh khoản của mấy NH này đã nhìn thấy rõ, l/s LNH có thể có nguy cơ tăng (mặc dù mấy hôm nay vẫn giảm và ổn định). Với việc NHNN cũng vừa tuyên bố sẽ TCV cho Vietin, BIDV và Agri sẽ giúp tạo nguồn cung dài hạn cho những NH này (dài hạn hơn so với OMO), đồng thời cũng sẵn sàng bơm OMO 10-15k/ngày. http://vietstock.vn/ChannelID/757/Tin-tuc/201127-tai-cap-von-nguoi-them-ke-che.aspx

    Như vậy, SBV đã đi trước 1 bước, đón đầu cho cái sự đã nhìn thấy trước: 1 số NH nhỏ thiếu thanh khoản trầm trọng sẽ chạy lên LNH vay vốn. Khi đó có thể nhận định rằng, l/s LNH có thể sẽ tăng do NH lớn dồi dào vốn ăn trên lưng NH thiếu thanh khoản, đã là thị trường thì phải chấp nhận thôi. Điều quan trọng là SBV đã có sự tính toán vĩ mô ngay từ lúc này, tăng cung trước khi cầu tăng, l/s LNH quý tới sẽ không tăng quá mạnh.

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Chiêu lãi suất kép lũy kế hàng ngày hay nhỉ 😀 Đúng là cái khó ló cái khôn! Có điều là lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt!

      “Ăn trên lưng” nhau thì đúng thôi :D. Ngôn ngữ chuyên môn gọi là “chi phí thanh khoản (liquidity premium/cost) tăng cao” 🙂 cũng là do “chênh lệch rủi ro tín dụng” (credit spread) mà ra.


Gửi phản hồi cho Selfer Hủy trả lời