Số liệu của NHNN cho thấy thực trạng nền kinh tế đang xấu đi nhanh chóng.

Số liệu mới công bố của NHNN cho thấy tình hình đáng lo ngại hơn chúng ta tưởng nhiều.

Trước đó, VN bất chấp mọi bình luận của các tổ chức quốc tế (Vietnam Must Avoid a Premature Easing of Policy, IMF Says ) chuyển hướng chính sách tiền tệ giữa chừng ngay khi lạm phát chưa hoàn toàn được kiểm soát.
Khi số doanh nghiệp vỡ nợ cùng số nợ xấu NH tăng lên nhanh chóng, đe dọa sự ổn định của cả nền KT, NHNN đã nhanh chóng chuyển hướng chính sách kịp thời (giờ này có lẽ nhiều người sẽ không thắc mắc tại sao NHNN lại quay ngoắt 180 độ ^ ^). Bắt đầu là cuộc họp 6/9 chủ trương ép lãi suất huy động về 14%, rồi 6%, với hy vọng khi đầu vào rẻ hơn, các NH sẽ có cơ sở giảm LS đầu ra xuống còn 17-19%, vẫn đảm bảo NIM 3% cho hệ thống NH và cứu được nền kinh tế.

Sau chính sách này, điều thứ nhất mà NHNN và cả hệ thống NH mong đợi là huy động sẽ không giảm, hoặc giảm chút ít.

Huy động VND giảm có lẽ không thành vấn đề bởi cả hệ thống NH trước đó đã dư vốn do không cho vay được và NHNN luôn sẵn sàng bơm vốn hỗ trợ qua các kênh TCV và OMO.

Theo ước tính của tôi, huy động VND tính đến 29/9 giảm mạnh 1,68% so với tháng trước, tương đương khoảng 32.000 tỷ VND, so với số dư 141.000 tỷ tính đến 19/8 thì có lẽ chưa đáng ngại. Nhưng ! trong bối cảnh nợ xấu đang tăng nhanh một cách chóng mặt, các NH nỗ lực duy trì huy động để cân đối với số nợ quá hạn gia tăng thì huy động giảm thực sự là vấn đề.

Theo Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng vào thời diểm tháng 8-2011 là 3,1% (91.000 tỷ), tăng so với mức 2,16% vào cuối năm 2010 và có khả năng lên tới 5% (147.000 tỷ VND) vào cuối năm 2011. Trong đó, nợ xấu nhóm 5 tính đến tháng 6/2011 (nợ mất vốn) chiếm khoảng 47%. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tính đến 9/2011 chắc chắn là đã tăng so với tháng 6, giả sử vẫn là 47% thì nợ có khả năng mất vốn tính đến tháng 8/2011 là gần 43.000 tỷ VND, đến cuối năm là 69.000 tỷ VND !

(Nếu theo số của Fitch, nợ xấu của VND tính đến cuối tháng 6 là 13% tổng dư nợ, tức khoảng 317.000 tỷ thì tình hình thực tế xấu đến mức nào?)
Huy động VND giảm, trong bối cảnh nợ xấu tăng nhanh, các NH lo trập trung đòi nợ và loay hoay cân đối nguồn còn chưa xong thì làm sao giảm lãi suất và tăng cường cho vay ra được?

Huy động giảm, rồi lại tăng thôi, đó là quan điểm của nhiều bạn lạc quan khi cho rằng dòng tiền của dân rút khỏi NH không biết đổ vào đâu khác: CK đang giảm, BDS vẫn đóng băng, vàng thì trong nước chênh với TG 4-5 tr – rủi ro hoàn toàn bị đẩy cho người mua, USD tự do thì vẫn bị kiểm soát chặt, đầu cơ tích trữ hàng hóa cũng không được do xu hướng giá hàng hóa TG đang giảm. Nhưng mọi người đã phớt lờ yếu tố niềm tin: dòng tiền chuyển sang VN trước đó có tăng lên do lợi thế so sánh của VND lớn (gửi TK được 18-19% ), nhưng niềm tin vào VND thì vẫn chưa hề cải thiện.

Như vậy, hệ lụy thứ 2 khi huy động giảm là: với truyền thống VND hay mất giá vào cuối năm, dòng tiền ngay lập tức tìm đến nơi trú ẩn là vàng hoặc USD, gây bất ổn tỷ giá, thất thoát ngoại tệ, tiềm ẩn lạm phát và trên hết, vòng xoáy niềm tin vào VND tiếp tục giảm.

Và điều đó đã đc thể hiện trên báo cáo của NHNN: huy động VND giảm, nhưng huy động USD lại bắt đầu tăng. (Nếu trừ đi số huy động USD từ nước ngoài đáo hạn trong tháng 9 thì huy động USD từ dân cư đã tăng đáng kể trong cùng kỳ !)

Điều thứ 2 mà NHNN, các NHTM và cả nền kinh tế mong đợi là tín dụng sẽ bắt đầu tăng lên, dòng tiền sẽ được bơm ra để cứu các DN, qua đó vực dậy nền KT.

Nhưng do huy động giảm trong bối cảnh nợ xấu tăng, mặt bằng lãi suất cho vay chưa giảm mấy, các NH lo đòi nợ còn không xong thì làm sao tăng tín dụng được !
Chưa kể, lãi suất phạt trả chậm thường bằng 150% so với lãi suất cho vay, do đó, NH rõ ràng ưu tiên đòi nợ hơn hẳn việc cho vay mới với lãi suất thấp hơn nhiều.

Thực tế, theo ước tính của tôi, tín dụng VND cuối tháng 9 giảm gần 9000 tỷ VND so với cuối tháng 8. Tính dụng USD giảm gần 17.000 tỷ VND.

Tín dụng USD giảm là tốt, trong bối cảnh mất cân đối tín dụng và huy động USD tính đến 19/8 khoảng 7 tỷ USD thì đây là điều NHNN mong đợi, nó sẽ giúp giảm căng thẳng thanh khoản USD và bất ổn tỷ giá cuối năm.

Nhưng tín dụng VND giảm thì thực sự trái với mong đợi, nó đồng nghĩa các DN vẫn đang hoạt động cầm chừng, hoặc thu hẹp sản xuất, không dám vay thêm, đặc biệt lo ngại vì đây là thời điểm đáng lý tín dụng phải tăng để chuẩn bị vốn cho nhu cầu sx cuối năm . Nền kinh tế sẽ bị thu hẹp, số vụ vỡ nợ gia tăng (do tự phá sản, hay do không vay mới để đảo nợ được), tất yếu nợ xấu hệ thống NH lại tiếp tục tăng.

26 bình luận to “Số liệu của NHNN cho thấy thực trạng nền kinh tế đang xấu đi nhanh chóng.”

  1. Đ. Hải Says:

    Bài viết trên tôi đánh giá số liệu công bố của NHNN theo hướng tương đối bi quan, để đảm bảo tính khách quan, tôi sẽ đưa ra 1 cách nhìn khác theo hướng hoàn toàn lạc quan ^_^:

    Trước đây, khi chênh lệch lãi suất gửi VND (17-18%) và lãi suất đi vay USD (7-8%) lên đến 10%, một bộ phận doanh nghiệp có điều kiện đã đi vay USD (tín dụng USD tăng), bán sang VND (cung USD bán cho NH tăng, tỷ giá giảm) rồi đem VND đi gửi tiết kiệm (Huy động VND tăng).

    Giờ, khi chênh lệch lãi suất gửi VND (14%) và đi vay USD(8-9%) giảm xuống còn 5-6%, nếu tỷ giá tự do tăng quá 5-6%thì DN lỗ. Khi tỷ giá tự do gần đây tăng 3-4% do nhu cầu mua vàng tăng vọt, các DN vay USD để ăn chênh lệch tỷ giá lo ngại, họ rút tiền gửi VND về (huy động VND giảm), đổ xô đi mua USD (cầu USD tự do tăng, tỷ giá tăng), trả lại USD đã vay cho NH (tín dụng USD giảm).

    Hiện tượng đảo ngược các hoạt động đầu cơ lãi suất ở trên có thể phần nào giải thích cho huy động VND giảm và tín dụng USD giảm trong tháng 9 vừa qua. Quá trình đảo ngược này giúp cho chênh lệch giữa huy động và tín dụng USD thu hẹp lại, giảm số cầu USD tăng đột biến khi các hợp đồng tín dụng USD đáo hạn gây áp lực lên tỷ giá.

    Tín dụng VND giảm có thể do NH tích cực thu hồi nợ xấu, số nợ xấu đòi về lớn hơn số cho vay mới, như vậy có thể là tích cực vì nó làm giảm dần nợ xấu.

    Lập luận trên có 1 điểm yếu làm giảm tính chất lạc quan đi khá nhiều ^ ^, hy vọng có bạn phát hiện ra ^ ^

    • Võ Văn Minh Says:

      mình nghĩ điểm yếu là đây: “Tín dụng VND giảm có thể do NH tích cực thu hồi nợ xấu, số nợ xấu đòi về lớn hơn số cho vay mới, như vậy có thể là tích cực vì nó làm giảm dần nợ xấu.” Thường thì đã xấu rồi là khó đòi. Mà đòi được chỉ đòi được nợ tốt mà thôi

      • Võ Văn Minh Says:

        Cái rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng gọi là Adverse Selection. Tăng lãi suất để giảm tín dụng, nhưng tăng lãi suất chỉ giảm tín dụng tốt, tín dụng xấu xuất hiện nhiều hơn. kết quả của việc tăng lãi suất là nợ xấu ngày càng nhiều.

      • Đ. Hải Says:

        Thanks bạn, ý của bạn hoàn toàn đúng nếu giả thuyết của mình đúng ^ ^
        Nếu giả thuyết “số nợ xấu đòi về lớn hơn số cho vay mới” đúng ==> tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ sẽ giảm. Nhưng, Số liệu mình biết là nợ xấu quý 3 tiếp tục tăng so với quý 2, và tăng khá nhanh, trên toàn hệ thống ! (Một số bạn thật lạc quan khi cho rằng nợ xấu đang giảm, nhưng theo mình là phi thực tế.)
        Gần đây nhóm 5 NH dính nợ xấu nhiều, chấp nhận phạt trả chậm để giữ các khoản vay LNH nhằm cân đối (LS LNH tăng mạnh), nhưng điều đó cũng đồng nghĩa nợ xấu của NH đó đã lan sang cả các NH cho vay ^ ^==> cũng góp phần làm nợ xấu cả hệ thống tăng theo.

        Về phần lựa chọn ngược thì mình hoàn toàn đồng ý, chính vì thế các NH cũng không dám cho vay ^ ^, chim sợ cành cong mà .

    • Nghiatq Says:

      Tín dụng đến 23/9 giảm so với tháng trước là một điểm thú vị. Tôi cũng bon chen comment vài dòng  (chỉ dành riêng cho ý tín dụng giảm!)

      Việc dư nợ giảm chỉ có thể có 3 lý do rất …đơn giản (): Thu nhiều hơn giải ngân tiếp, đánh lại giá trị khoản cho vay (ví dụ, giá vàng) và ngày báo cáo – trúng vào ngày trả nợ nhiều, trong khi đó, chưa giải ngân lại (bởi đơn giản, ngay cả bảng TKTS của một NHTM, tín dụng vẫn có ngày giảm và ngày tăng). Điều này dựa trên một giả định bình thường là : NH huy động thêm tiền thì phải cho vay một cách tự nguyện đối với các hồ sơ tốt (không tính phân bổ đầu tư khác) sau khi thực hiện các nghĩa vụ đảm bảo thanh khoản. Như vậy, tín dụng giảm có thể do không giải ngân một cách tự nguyện do phải ưu tiên thanh khoản, hoặc do phải thực hiện điều kiện nghiêm ngặt hơn về giải ngân từ SBV (hạn chế cho vay ngoại tệ) hoặc không huy động thêm được/hoặc giảm, hoặc nhu cầu vay giảm. Theo đó có thể giải thích :

      Giảm lần này, mạnh nhất là tín dụng USD (giảm 2.27%). Đây là điều tương đối phù hợp, khi tháng 9, tất cả các NHTM đều có định hướng siết tín dụng USD, không giải ngân một số khoản, tăng DTBB,…DN không dễ để vay USD. Phía nguồn cung, huy động vốn USD giảm khá mạnh (Ls thấp). (Ah, một lượng USD ra nước ngoài)

      Nợ xấu tăng lên với tốc độ rất nhanh kể cả tương đối (tỷ lệ nợ xấu) và con số tuyệt đối (trong 6 tháng vừa rồi) nên việc giảm dư nợ theo tôi thật khó để giải thích theo hướng giảm nợ xấu nhiều hơn so với giải ngân! Vì ai cũng biết, món nợ xấu tồn tại thì đã lâu mới gọi là nợ xấu (từ nhóm 3, tức là 90 ngày), xử lý khoản này thì hơi phức tạp và xác xuất trả nợ đã rất thấp, NH sẽ recover chủ yếu bằng cách xử lý tài sản đảm bảo của nó (tức phát mãi tài sản đảm bảo chẳng hạn) – xử lý loại này để loại khỏi bảng TKTS cũng cần môi trường nữa (ra tòa, tình hình thị trường BĐS,…)

      Về định tính, hành vi: Tôi nghiêng về việc tốc độ trả nợ (cũ, bình thường) nhanh hơn tín dụng giải ngân mới (tức nhu cầu tín dụng chậm lại – điều này có thể do Ls cao quá và doanh nghiệp thu hẹp hoặc chưa mở rộng SXKD và một phần rất nhỏ từ phía NH)

      Nếu nói “Lựa chọn nghịch” mà NHTM không cho vay cũng chưa phải! Có thể giảm động lực cho vay, nhưng hiện tại (tháng 9) Ls đã có phần giảm so với những tháng trước, trong khi những tháng trước tín dụng tăng tốt hơn!

      Tình hình do co cụm thanh khoản (do phòng thủ, đảm bảo thanh khoản và trả các khoản nợ TCV cũng như cung ứng vốn lại trên thị trường liên NH với Ls cao) cũng khiến NHTM hạn chế và giảm giải ngân, điều này là phù hợp với đầu vào (huy động) giảm (NH cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh khoản dẫn đến có tâm lý giảm mạnh/co cụm vốn lại).

      Về định lượng: Dòng tiền vào giảm hoặc chậm thì dòng tiền ra sẽ giảm hoặc chậm lại.
      Tức là Huy động giảm + nợ xấu cao (và tăng lên – tức không thu hoặc chậm thu các dòng tiền) + Lãi suất cao (khả năng có thể tiếp cận thanh khoản trên thị trường giảm xuống) + Dòng tiền thanh toán bắt buộc cao (trả Tái Cấp vốn, cũng có thể cả những khoản rollover cho Cổ đông “hai vai”) thì dư địa (dòng tiền sẵn sàng và tự nguyện) cho các khoản tín dụng mới sẽ giảm xuống.

      Vậy thì tốt hay xấu! Tôi nghiên về xấu! Tín dụng giảm bao giờ cũng xấu!

      • Vannie Says:

        Có người cho rằng SBV chủ ý tăng lãi suất VND (lãi suất tái cấp vốn tăng, đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng), tạo khan hiếm VND để nâng cao giá trị VND, qua đó hạn chế việc mất giá cuối năm, ổn định tỷ giá. Em thấy mâu thuẫn vì nó đi ngược mục tiêu giảm lãi suất từ tháng 9, không biết ý các anh thế nào?

  2. Đ. Hải Says:

    Đi sâu 1 chút về nguyên nhân khiến huy động tháng 9 giảm mạnh:

    1. Tổ chức kinh tế, DN rút: Cầu vốn cuối năm để phục vụ sxkd tăng lên –> DN rút tiền gửi tiết kiệm (ls 14%) về để sxkd thay vì đi vay NH ls cao (19-20%). Tình trạng dư vốn, k cho vay đc trong hệ thống NH vẫn diễn ra do LS cho vay cao.

    2. Tổ chức tín dụng rút: trước đây ls LNH thấp + dư vốn huy động từ TT1, một số NH đã thông qua hình thức ủy thác đầu tư gửi TK sang NH khác. Giờ các khoản này đáo hạn + bị NHNN kiểm tra gắt gao hơn –> NH rút các khoản này về dẫn đến huy động giảm.

    3. Dân rút: cái này thì rõ ràng do LS gửi thấp. Sóng vàng, USD gần đây cũng phản ánh điều đó.

    Nguyên nhân 1: cơ bản là tốt, DN vẫn duy trì SXKD, NH dư vốn lãi suất cao, chịu sức ép phải tự giảm LS.

    Nguyên nhân 2: cũng cơ bản tốt, tiền gửi trá hình bị loại bỏ, số liệu huy động phản ánh đúng thực chất hơn. Tuy nhiên, dòng tiền này trở về với các NH dư tiền thì 1 số NH sẽ càng thiếu tiền, thanh khoản của các NH này sẽ căng, LS LNH sẽ tăng, các NH dư vốn sẽ tập trung trading trên LNH ăn chênh lệch LS hơn là cho vay ra nền KT (DN chấp nhận vay LS cao thì rủi ro nợ xấu, DN kd lành mạnh thì chưa chắc chịu đc LS cao). Trong bối cảnh nợ xấu đang tăng nhanh thì thiếu hụt thanh khoản cục bộ sẽ đẩy các NH yếu kém nhanh đến bờ vực hơn, phải cầu viện các NH lớn (NHNN tỏ vẻ k khuyến khích NH nhỏ vay TCV nữa rồi T.T), quá trình M&A sẽ diễn ra nhanh hơn.

    Nguyên nhân 3: Cái này xấu, gây bất ổn tỷ giá, suy giảm lòng tin…NHNN hiện đang chặn dòng tiền vào vàng, sắp tới chắc sẽ chặn vào USD luôn ^ ^

    Để khẳng định Nguyên nhân nào là chính yếu khiến huy động giảm, phải căn cứ vào tỷ lệ huy động giảm từ tổ chức so với giảm từ cá nhân, qua đó mới đánh giá đc mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Khoản này tui hiện chưa có số liệu (chắc chờ từ 17/10 đổ ra các NH niêm yết phải công bố KQKD QIII mới có).

  3. Thiên thần bóng tối Says:

    Đọc cả bài và còm men muốn hụt hơi, dài thế, cơ mà túm lại là lý thú, đưa ra nhiều góc nhìn mới mẻ :D, mình like!

  4. obelic Says:

    Mình xin bổ sung một số điểm như sau:
    1. Không phải dn nào cũng vay usd rồi bán lại cho bank để làm cho cung usd tăng rồi dẫn tới tỷ giá giảm. Phần lớn những doanh nghiệp lớn xnk hay đơn thuần là nk như xăng dầu vay usd để thanh toán chứ k phải lách để lấy vnd.
    2. Khi banks giải ngân cho dn, dn bán lại cho banks, về dòng tiền là net, nhưng bản chất thay đổi về trạng thái ngoại tệ và ghi nợ vào tương lai. Như vậy, áp lực sẽ rơi vào tương lai nhưng k vì thế mà tỷ giá sẽ giảm vào ngày giải ngân vì dòng tiền ra vào cân nhau
    3. Khi tính toán tới chênh lệch tỷ giá nhằm cover chênh lệch lãi suất (đối với các DN vay usd, bán và lấy vnđ nhé) tỷ giá mua lại sau này đa phần là tỷ giá chuyển khoản, tức là nguồn usd từ banks, có giấy tờ đàng hoàng chứ không phải tỷ giá tự do (mình nói đa phần vì vẫn có trường hợp nguồn usd khan hiếm, dn mua usd cash bán cho banks rồi banks bán lại để hợp thức hoá tính chuyển khoản theo chuẩn pháp lệnh ngoại hối; trường hợp này không thể lớn vì số lượng bạn gom usd cash tự do liệu được bn???)
    4. Áp lực lên tỷ giá trong nhiều năm qua theo mình do nguyên nhân cơ cấu của nền kinh tế chưa phù hợp, kiểu lấy ngắn nuôi dài (vay usd để nhập siêu), lấy của người làm của mình (đô la hoá). Vì vậy, VN càng tăng trưởng thì cpi càng cao và tỷ giá càng tăng. Còn những nguyên nhân ngắn hạn (tuần/tháng/quý) như một bài gần đây có tít là “giải mã” gì đó thì do những vận động cung cầu của thị trường mà thôi, thị trường tự do chạy theo vàng (chính xác là chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới quy đổi), thị trường liên ngân hàng do các khoản nợ lớn đến hạn và tính kém thanh khoản (thêm cả nhạy cảm) của thị trường này.
    5. Về lãi suất, ngay từ lần đầu khi luật hoá mức trần 14%/năm, có ai đó hỏi về tính hợp lý của con số trên, theo mình khoan hãy bàn, nếu sbv đủ “quyết tâm” thì mình cũng không phải ngồi viết lách thế này. Ok, NIM là 3%, vậy 14-17 hay 17-20 cũng như nhau, vậy mới sinh ra chuyện trong đống 14 hay 17 kia tôi được ít hơn, chứ tôi cũng muốn chi phí của tôi là 14% lắm chứ, nếu k được thì tôi sẽ tăng thêm 1% để có thêm 1k tỷ chẳng hạn. Vậy nên, mới có “đồng thuận” nhưng khi “đồng thuận” k to bằng bát cơm thì mới sinh ra G12 và để đảm bảo tính uy nghiêm thì sẽ là G12+1. Chẳng qua, vì sự đã đành, banks đầu tư không chuẩn, nợ xấu tăng, danh mục tsđb toàn hàng thanh khoản kém, mark to market thấp hơn giá trị khoản vay,…nợ xấu, rồi bán nợ, rồi ghi lãi ảo. Sbv chắc cũng nhận ra thực chất của việc quá nhiều ngân hàng khai thác một nền kinh tế mà khả năng hấp thụ vốn còn kém thì sao có thể growth up (thực tế là tt âm).
    6. Xin chốt lại bằng một con số đẹp, ^^, nhà đầu tư (thực chất là nhà bảo toàn vốn) không có nhiều lựa chọn hơn GTK, sau vụ “Như nghìn tỷ Vietin” dù có suy giảm nhưng GTK vẫn là ít rr nhất. Chúng ta “hy sinh” một chút trong kế hoạch lãi suất thực dương của sbv cũng là để vực dậy cái đống tái cấp vốn mà tái đi tái lại có khi chín luôn rồi chứ chẳng phải tái, cái đống tài sản các banks đang ôm, mà nđt chúng ta không thể biết thực sự đang tệ thế nào.
    (hôm nay mình viết dài quá, cũng tại cái tít của chủ đề này thôi, hẹn mọi người chủ đề sau)

  5. Đ. Hải Says:

    Thanks bạn đã chia sẻ ^ ^, chắc mình phải đọc đi đọc lại vài lần mới hiểu hết ý bạn ^ ^

  6. Đ. Hải Says:

    Thanh khoản dạo này căng thẳng thật, chỉ cần 1 số NH đến hạn không chịu trả các khoản vay LNH hay tim cách kéo dài hạn trả là các NH thu mình lại phòng thủ ngay, nguồn chào ra khan hiếm, trong bối cảnh huy động của các NH nhỏ vẫn đang giảm vì nhiều lý do thì sức căng thanh khoản ngày càng tăng !.

    Một điểm đáng ngại mà tôi đã “giả sử” ở trước là nếu nhóm 8 tổ chức bán vàng ra, về vùng giá sát giá thế giới mà sức mua của dân lớn quá (hoặc do giá vàng TG bắt đầu tăng lại chẳng hạn) thì các tổ chức kia sẽ làm gì? Họ không cover được số 10 tấn vàng đã bán khống (link: http://www.stockbiz.vn/News/2011/10/12/244801/hon-10-tan-vang-binh-on-ban-ra-thi-truong.aspx) thì sẽ phải nhập khẩu à?
    Về mặt quản lý rủi ro, ngay khi bán khống họ sẽ cần tích trữ 1 lượng USD để sẵn sàng trong trường hợp phải nhập vàng (lượng USD giữ long position thường ít hơn nhiều do các tài sản phái sinh sẽ đc dùng đòn bẩy khá lớn !) ==> cầu USD tăng chẳng khác nào nhập khẩu vàng thật về bán cả !
    (thực tế thì điều này đang diễn ra, tỷ giá $ LNH thậm chí còn cao hơn tỷ giá tự do, tỷ giá trong NH tăng có nghĩa nhu cầu của NH/DN tăng do các khoản này chủ yếu mua bán chuyển khoản ==> cầu USD từ DN và chính các NH đang tăng mạnh, dẫn dắt tỷ giá tự do tăng theo !)

    • Nguyen Manh Hai Says:

      ACB nói rằng họ bán xong rồi cũng mua cân đối lại ngay chứ chưa phải dùng nghiệp vụ ký quỹ vàng tài khoản, và cũng nói thêm rằng nguồn cung vàng cũng chưa đến mức căng thẳng. Do chênh lệch giá mua – bán vàng khá cao, nên bán ra rồi mua lại cũng đủ lãi rồi. Các NH đó chẳng dại gì mà chấp nhận gánh thêm rủi ro tỷ giá cuối năm để nhập vàng.

      Vậy thì không rõ lắm là giả định bán khống 10 tấn vàng là dựa trên những cơ sở nào?

      Và với việc quyết tâm quản lý thị trường vàng của NHNN, các NH và công ty vàng vẫn giữ giá vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế một mức đáng kể; đồng thời thời gian qua nhiều người dân cũng đã mua nhiều vàng lắm rồi, thì khả năng người dân tiếp tục đổ xô đi mua vàng là không cao. Vì thế áp lực lên USD do vàng sẽ không đến mức đáng lo ngại, trừ phi có đột biến không lường được.

    • Đ. Hải Says:

      http://cafef.vn/20111019103555885CA34/vang-binh-on-boc-me-ty-gia-den-trong-ngan-hang.chn
      Tỷ giá ngân hàng tăng liên tiếp 9 lần trong 20 ngày qua đang được lý giải một phần là do các ngân hàng tích cực gom đôla để ký quỹ sau khi phải bán hơn 10 tấn vàng bình ổn.
      Lãnh đạo một số ngân hàng thuộc nhóm bình ổn vàng (G5+1) lý giải không thể bán vàng rẻ hơn mặt bằng chung vì lo không đủ hàng đáp ứng nhu cầu của dân ^ ^
      Đến chiều 19/10 có DN phải mua với giá 21.700 đồng một đôla, đắt hơn chợ đen 50-100 đồng ! ! !

      Sau một tuần bình ổn thị trường, SJC và các ngân hàng đã bán hơn 10 tấn vàng, tương đương khoảng 600 triệu USD. Trong thời gian này, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã bán ròng 150 triệu đôla ra thị trường.

      “Chính những nguyên nhân trên khiến đồng bạc xanh trong nhà băng ngày càng căng thẳng, còn ngoài thị trường tự do trở nên yếu thế hơn. Bằng chứng là giá USD chợ đen hiện nay đã phải đuổi theo giá ngân hàng”

      USD bán cho DN hôm nay (21/10) tầm 21900 ! (trần LNH là 20955, chênh 4,5%)

  7. Đ. Hải Says:

    NH mang vàng gửi tiết kiệm của dân ra bán, bán cái không phải của mình, dìm giá xuống để rồi cover lại thì theo em hiểu gọi là bán khống, không biết anh hiểu như vậy gọi là cái gì?
    Đúng là NH có thể vừa bán ra giá cao, song song với đó là cân đối bằng mua vào giá thấp, nhưng mấy hôm rồi NH bán ra là chủ yếu, vậy nguồn đâu ra để họ mua và cân đối đủ số vừa bán khống?
    Thông tư 32 của NHNN quy định NH khi bán vàng gửi của dân phải cân đối vào 7h sáng hàng ngày (điều 6e), vậy theo anh bán ra 10 tấn có cover được luôn ngay trước 7h sáng hôm sau không?
    Tỷ giá LNH đang tăng cao hơn tỷ giá chợ đen, bên bid đẩy tỷ giá lên mạnh chính là các NH trong danh sách bình ổn giá vàng, anh giải thích nó là do nguyên nhân gì?
    Có thể riêng ACB có nguồn vàng dư (do trc đó vàng miếng thương hiệu SJC bán chạy, vàng các thương hiệu khác khó bán), nhưng mình ACB không phải cả thị trường.

    • Đ. Hải Says:

      Chiều 12.10, NHNN yêu cầu các đơn vị bán vàng trên thị trường không mua USD. Ngay lập tức qua ngày 13.10, giá USD giảm khoảng 100 đồng/USD
      Bán ra hơn 10 tấn vàng kể từ ngày 6.10 nhưng các doanh nghiệp chưa thực hiện mua lại vàng trên thị trường để cân đối kho.
      Nhằm tránh rủi ro, các đơn vị bán vàng lấy tiền đồng chuyển hóa sang mua USD. Đây là nguyên nhân tăng giá USD những ngày qua

      http://ndhmoney.vn/web/guest/s26/-/journal_content/giai-ma-nguyen-nhan-usd-tang-gia

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Bán khống là một dạng của trạng thái âm. Nhưng khi đã cân đối lại trạng thái trong thời gian nhất định, hoặc vừa bán vừa mua thì đâu có phải là bán khống? Đấy là kinh doanh đơn thuần thôi. Đâu phải ai cũng chỉ toàn bán vốn tự có đâu 🙂

      Vấn đề là mọi người chỉ đưa ra 1 thông tin rất chung chung “bán ra 10 tấn vàng” nhưng không nói rõ là bán ròng hay là bán rồi mua lại được? Và mua – bán trong thời điểm nào? Bán phần dự trữ hay phần của khách hàng? Chỉ dựa vào 1 “thông tin bán ra 10 tấn vàng” đó thì mình chưa dám kết luận mức độ ảnh hưởng đến thị trường USD.

      Còn các NH cũng không cố tình dìm giá, bán khống để ăn chênh lệch. Mà đơn giản và ở Việt Nam chênh lệch giá mua – giá bán vàng luôn rất cao. Điều này phản ánh tính (gần) độc quyền của thị trường và người dân luôn chịu thiệt mà thôi.

  8. Đ. Hải Says:

    Một số NH chấp nhận chịu phạt trả chậm khi đến hạn phải trả các khoản vay LNH, kết cục là NH dư nguồn phải thận trọng và hạn chế chào nguồn. NH thiếu thì càng thiếu hơn. OMO thì tỷ lệ trúng thấp, mà chỉ đến với các NH có giấy tờ có giá (chủ yếu là NH dư nguồn !) Thanh khoản ban căng, LS LNH các kỳ hạn từ 1M đã lên hơn 2x rồi. (Quá lãi so với cho vay DN)
    NHNN giảm LS nhằm đẩy tín dụng, cứu DN, nhưng Tín dụng cuối năm tăng kiểu gì đây?

    http://cafef.vn/20111013084045946CA34/hiep-hoi-ngan-hang-du-dinh-de-nghi-ap-tran-lai-suat-tren-thi-truong-lien-ngan-hang.chn
    Ông Trần Anh Tuấn – Tổng giám đốc (TGĐ) Maritime Bank (MSB) cho biết, vốn huy động của một số NH đang giảm mạnh, có NH giảm 10% đến 12%. Điều này cũng được ông Vũ Tú – TGĐ TienPhongBank thừa nhận ở NH mình. “Với khó khăn hiện tại và tháng 11, tháng 12 theo quy luật bao giờ cũng có đợt căng thẳng thanh khoản”.
    Đại diện NH Bắc Á cho biết, nguồn vốn đang bị sụt giảm mạnh, dù đầu tháng 10 đến nay tốc độ giảm hơn nhưng vẫn phải bán bớt trái phiếu, chấp nhận giảm lợi nhuận để cân đối vốn.
    Nhưng vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay, theo ông Vinh là những rủi ro về mất cân đối cơ cấu nguồn vốn khi có tới 80% tổng nguồn vốn huy động là tiền gửi ngắn hạn 1 tháng.
    Ông Lê Quốc Trung – Phó TGĐ NH TMCP Quốc tế (VIB) cho rằng, con số thống kê này cao tới 90%, và khẳng định rủi ro cơ cấu kỳ hạn là vô cùng lớn.

    Hiện nay, không chỉ các NH nhỏ, lãnh đạo VIB cho biết tất cả các NH cổ phần đang rất hoang mang khi các NH quốc doanh chiếm 60% thị phần đang cắt hạn mức tín dụng cho vay tín chấp.
    Tiền gửi sụt giảm, lại không vay được trên thị trường liên NH sẽ vô cùng khó khăn, ông đề xuất NHNN nhanh chóng hỗ trợ, cần tăng tỷ lệ trúng thầu trên thị trường mở (OMO) thay vì mỗi ngày chỉ khoảng mười mấy %.

  9. obelic Says:

    Theo mình, để giải quyết với tình trạng tăng thiếu kiểm soát của tỷ giá những ngày qua, sbv chỉ còn cách đánh vào ls vnđ thôi. Còn nguồn VNĐ, mình nghĩ chỉ là bình thông nhau, thiếu chỗ này thì sẽ chảy sang chỗ khác, cái quan trọng là cái chỗ khác kia nó bị chỉ đạo là không ra nguồn. Vậy thôi. Còn mà nói là rút tiền mua vàng, khéo SJC không biết lấy tiền ấy gửi vào ngân hàng ah. Ngặt một nỗi, các bạn chỉ đi thống kê tiền bị rút bao nhiêu, mua vàng bn mà k biết SJC, …XXX gửi NH bn tiền? Vậy thì nhận định có đúng nữa không?

    • Đ. Hải Says:

      Theo mình, tiền chẩy theo hướng sau:
      Dân rút tiền VND khỏi NH mua vàng, tiền VND về túi SJC, SJC mua USD để nhập vàng. SJC không thể mua hết số USD này ở thị trường tự do, mà phải thông qua NH.
      Đáng chú ý là từ 15/8 đến 6/9 NHNN bán ra 1,5 tỷ USD, trong tháng 9 có 1 đợt sốt vàng và tỷ giá tôi ước tính NHNN cũng bán ra ngót 1 tỷ USD (mình nghĩ số này khiêm tốn, vì nhiều NH cho biết số NHNN bán ra trong tháng 9 lớn hơn thế !), tổng cộng là 2,5 tỷ USD ==> NHNN bán USD tức là hút về VND, 2,5 tỷ USD tức 50.000 tỷ VND

      Mình lập luận như vậy chắc đủ giải thích lý do dân rút tiền mua vàng thì có ảnh hưởng đến thanh khoản của NH chưa bạn?
      Đúng như bạn nói, thanh khoản còn do nhiều nguyên nhân khác, cả những cái nhậy cảm, họa vô đơn chí mà^ ^

    • Nguyen Manh Hai Says:

      Mình cũng đồng ý với obelic rằng để nhận định rõ tác động vào thanh khoản thì cần biết đầy đủ dòng tiền chạy, không thể chỉ “thầy bói xem voi” được. Tuy vậy bạn Đức Hải nói cũng rất có lý, bởi vì khi dân rút tiền mua vàng và cất ở nhà, thì dòng tiền bị mất đi một số vòng quay. Nhưng mức độ ảnh hưởng cũng không phải là quá trầm trọng, bởi vì dù SJC có mua USD từ NHNN thì rồi NHNN cũng lại bơm ra qua OMO mà thôi.

      Cái nút thắt ở đây là sự mất cân bằng thanh khoản giữa các NH bị dân rút tiền mua vàng, nhưng NHNN lại bơm OMO cho những NH khác (vì thiếu GTCG chẳng hạn). Nên nhớ rằng rủi ro thanh khoản luôn tạo ra áp lực giảm lợi nhuận, do phải vay với lãi suất cao hơn – không được nhầm lẫn giữa mất thanh khoản và mất khả năng vay. Chỉ khi nào mất khả năng vay qua LNH thì mới thực sự nguy hiểm. Vì thế các NH thanh khoản kém thì biết ngay thôi 🙂 Lãi suất LNH cao mà vẫn có NH chấp nhận vay thì cũng có vấn đề gì đâu? Do đó, không nên quá manh động 😀

  10. Mất tiền mất bạc Says:

    Em chỉ nói đơn giản thế này, SJC có mối quan hệ rất thân tình với ACB và EIB, do đó, giả sử như SJC có gửi lại tiền bán vàng vào ngân hàng thì tiền vào 2 anh lớn kia. Còn thực sự giai đoạn này có gửi lại nhiều không thì em không biết. Tuy nhiên, nguyên tắc kinh doanh vàng là mua – bán song hành để cân bằng trạng thái, k thể để trạng thái thiếu/thừa quá nhiều.

    • Đ. Hải Says:

      Mình cũng đồng ý với bạn về nguyên tắc mua bán kinh doanh của DN vàng. Tuy nhiên, vào một số thời điểm, do sức mua lớn, DN bán ra lớn hơn số họ mua vào cân đối, đặc biệt trong mấy hôm đầu (2,5 hôm bán hết 8 tấn) thì khả năng chưa thể cân đối kịp ngay trong nước. Đó là lý do tại sao họ y/c đc trading tài khoản để cân đối. Nhưng open position để cân đối chỉ là trên phần mềm, chưa đồng nghĩa với việc được nhập khẩu vàng vật chất, do khi muốn nhập thật vẫn cần NHNN cho phép, do đó, trường hợp xấu khi không tự cân đối được trong nước họ sẽ phải nhập khẩu thật.
      Thực ra, nếu mình là DN KD vàng, mình còn thích hô to lên là người dân đang bán mạnh (nếu có thông tin như thế thật), qua đó kéo giá vàng xuống thấp hơn và thuận tiện cover hơn ^ ^

  11. Mất tiền mất bạc Says:

    @Obelic: Cái đoạn bạn Obelic viết, mục số 3 mình không hiểu lắm, bạn giải thích rõ giúp mình quy trình cho vay USD của NHTM trong trường hợp khách hàng không sử dụng trực tiếp USD mà bán lại cho ngân hàng được không?

  12. obelic Says:

    @mtmb: hình như cái này ở mục 2 thì phải. Mình chưa hiểu bạn hỏi thế nào? mình cứ giải thích qua thế này nhé. Nếu nói là k sử dụng usd mà đòi đi vay usd thì là vô lý. Tuy nhiên nhằm tránh lãi suất vnđ cao, các dn tìm sang vay usd, vào ngày giải ngân, dn bán lại usd cho bank, lấy vnd sử dụng, vậy thôi. Nếu bạn hỏi về quy trình thì mình không giải thích chi tiết qua room này được và có lẽ cũng đi xa topic của chúng ta.
    tks bạn


Bình luận về bài viết này