Bản tin tài chính ngày 24/3/2014

  • Trong buổi làm việc với tỉnh An Giang tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chiều ngày 21/3, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, mặt bằng lãi suất có nhiều khả năng sẽ ở mức như hiện nay, nếu có điều kiện thì các tổ chức tín dụng sẽ giảm tiếp, nhưng có lẽ chỉ giảm thêm 1-2%. Đồng thời, Thống đốc cũng nhận định, lạm phát năm 2014 sẽ vào khoảng 6%.
  • Theo báo cáo mới công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), 29 trong số 30 ngân hàng lớn nhất của nước này vượt qua cuộc kiểm tra stress test hàng năm, đủ sức ứng phó và chống đỡ trước một cú sốc kinh tế nghiêm trọng, sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Cụ thể, trong cuộc sát hạch mới nhất về tiềm lực vốn của các ngân hàng kể từ năm 2008, đối với tình huống xấu nhất được giả định, 29/30 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ có tỷ lệ vốn cấp 1 trung bình 7,8%, giảm so với mức 11,5% vào cuối quý 3/2013. Riêng Zions Bancorp là ngân hàng duy nhất chỉ đạt tỷ lệ vốn cấp 1 ở mức 3,5%, thấp hơn mức quy định tối thiểu 5%.

140324-Ban tin tai chinh-PGBank

Báo cáo trái phiếu tháng 1/2014

• Giá trị trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh gọi thầu trong tháng 01/2014 tăng nhẹ so với tháng trước

• Tỷ lệ và giá trị trúng thầu trái phiếu Chính phủ đều tăng, lãi suất trúng thầu giảm mạnh tại tất cả các kỳ hạn

• Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch outright và repos đều giảm mạnh so với tháng trước. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh với kỳ hạn ngắn nhưng tăng nhẹ với kỳ hạn dài

• Chính sách tiền tệ năm 2014 tập trung định hướng thúc đẩy tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất và xử lý nợ xấu

• Lãi suất TPCP dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng giảm, đà giảm có thể sẽ chậm lại so với tháng 01/2014 do tác động yếu dần của các thông tin tích cực từ trong tháng 01

• Theo số liệu thống kê của chúng tôi trong tháng 01/2014, do ảnh hưởng của đợt nghỉ Tết Âm lịch nên không có thông tin nào về các đợt chào bán và phát hành thành công trái phiếu của các doanh nghiệp. Riêng Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) dự kiến phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, lãi suất 1,5%/năm

140212_Bao cao Trai phieu_Thang 01.2014

Bài học từ “Thập kỷ mất mát của Nhật Bản” và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay (Phần 2)

(tiếp Phần 1)

Bài học của Nhật Bản

Những gì Nhật Bản đau đớn trải qua trong những năm 1990 đem đến cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế nhiều sự chỉ dẫn hữu ích. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng biện pháp ứng phó của giới chức Nhật Bản là quá chậm và chưa quyết liệt. Một sai lầm nữa của Nhật Bản là không đảm bảo đủ sự thanh khoản cho nền kinh tế vì cho rằng chỉ cần duy trì lãi suất ở mức thấp là đủ. Tình trạng này cộng với những sai lầm trong chính sách đã làm cho cuộc khủng hoảng kéo dài sang đầu thế kỷ 21. Một số bài học được rút ra là: Đọc tiếp »

Bài học từ “Thập kỷ mất mát của Nhật Bản” và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay (Phần 1)

Chính sách tiền tệ từ đầu năm đến nay liên tục nhằm vào mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất với mục đích tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Cụ thể vào ngày 13/3 và 11/4 vừa qua, trần lãi suất huy động đã lần lượt giảm về mức 13% và 12%/năm. Ngày 4/5, NHNN ban hành Thông tư số 14 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ, áp dụng với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp vừa và nhỏ; và công nghiệp hỗ trợ và đối với vốn vay ngắn hạn là 15%. Việc giảm lãi suất được thực hiện theo cùng lộ trình lạm phát giảm trong các tháng đầu năm. Đến tháng 4/2012, CPI ở mức khá thấp, chỉ tăng 0,05% so với tháng 3 và ở mức 10,54% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm, lạm phát cả nước chỉ tăng khoảng 2,6%. Tuy vậy, lại đang tồn tại một nghịch lý: Tuy lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn không thể tiếp cận được với vốn ngân hàng. Về phía ngân hàng, mặc dù nguồn vốn dư thừa nhưng lại không dám cho vay.

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính lũy kế từ đầu năm đến 16/4, tín dụng vẫn đang tăng trưởng âm 1,71%. Với 8 tháng còn lại, tín dụng sẽ tăng trưởng tối đa 12% và cả năm sẽ ở khoảng 10%, làm tổng vốn đầu tư xã hội giảm khoảng 50 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch. Từ phân tích trên, Ủy ban kết luận chính sách tiền tệ hầu như đã không còn dư địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 6%. Do đó, nhiều chuyên gia kinh tế đang tính đến một chính sách tài khóa, đặc biệt là chính sách nới lỏng đầu tư công. Theo họ, đã đến lúc Chính phủ ban hành một gói kích cầu và điều này có nghĩa là, phải chấp nhận nợ công tăng lên. Chính vì vậy, đây là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi.

Vừa qua, Chính phủ đã thông qua gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng mà Bộ Tài chính đề xuất để giúp đỡ các doanh nghiệp. Cụ thể là giảm 30% thuế TNDN năm 2012 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các loại hình doanh nghiệp khác, trừ doanh nghiệp kinh doanh tài chính, bảo hiểm, xổ số và doanh nghiệp có thu nhập từ sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; Giãn thuế GTGT tháng 4,5,6 với thời hạn giãn 6 tháng cho mọi doanh nghiệp; Giảm 50% tiền thuê đất của các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ; Đẩy manh phân bổ chi đầu tư XDCB, giải ngân và bổ sung thêm 1.000 tỉ đồng cho vay kiên cố hóa kênh mương và cho phép giải ngân một phần kinh phí tạm dừng mua sắm  từ năm 2011-2012 nhằm tiêu thụ hàng tồn kho cho doanh nghiệp.

Đây cũng cũng có thể hiểu là một gói kích cầu. Do đó, nhiều nhà kinh tế đặt câu hỏi nếu tiếp tục tăng đầu tư công thì lấy nguồn ở đâu để cân bằng ngân sách?.

Giảm lãi suất mà tăng trưởng kinh tế vẫn chưa được cải thiện, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, chính phủ tính đến việc chọn giải pháp tăng đầu tư công – Trường hợp của Việt Nam hiện nay đang có những dấu hiệu gần giống những năm của thập nhiên 1990 của Nhật Bản mà người ta gọi là “thập kỷ mất mát”. Khi mà lãi suất càng giảm thì tăng trưởng kinh tế càng chậm lại, sản xuất trì trệ và Nhật Bản đã phải trả giá trong vòng 14 năm liên tiếp. Vậy nguyên nhân tại sao Nhật Bản lại rơi vào tình trạng đình đốn như vậy? Bài học nào được rút ra và các giải pháp nào sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có những nhìn nhận về những việc cần và không cần làm? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài phân tích này. Đọc tiếp »

Nhìn lại hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2011 và nhận định xu hướng năm 2012

Dù kinh tế toàn cầu và các vấn đề kinh tế vĩ mô trong nước hiện tại còn nhiều bất ổn nhưng các giao dịch M&A trong năm 2011 tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và nở rộ.

Nguồn: Stoxplus 2008 – 2010, và dự đoán năm 2011(E) do tác giả tổng hợp

Số vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam gia tăng mạnh từ 146 vụ năm 2008 lên tới con số 295 vào năm 2009 với tổng giá trị đạt trên 1,14 tỷ USD. Năm 2010, con số này là 345 và tổng giá trị giao dịch đạt 1,75 tỉ USD. Năm 2011, tuy không có sự tăng mạnh về số lượng các giao dịch M&A nhưng giá trị giao dịch thì ghi nhận sự tăng vọt so với năm 2010 đạt gần 4 tỷ USD. Hãy cùng nhìn lại một năm với các thương vụ M&A nổi bật và xu hướng cho năm sắp tới. Đọc tiếp »

Ngành ngân hàng Việt Nam năm 2012 – Cơ hội và thách thức

Tóm tắt một số tình hình năm 2011

Bối cảnh kinh tế vĩ mô:
Năm 2011, trước khá nhiều tác động bất lợi từ trong và ngoài nước, lạm phát và bất ổn tỷ giá nổi lên như là 2 thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam. Cụ thể, thâm hụt cán cân tổng thể kéo dài cùng chênh lệch cung cầu ngoại tệ ngắn hạn vào cuối năm 2010 đã khiến tỷ giá USDVND tăng mạnh. Đầu năm 2011, tỷ giá tự do cao hơn mức trần tỷ giá liên ngân hàng khoảng 8%, trước tình hình đó, tỷ giá chính thức USDVND được nâng thêm 9,3% vào ngày 11/2/2011. Việc phá giá mạnh VND cùng giá hàng hóa thế giới tăng mạnh đã ảnh hưởng mạnh làm giá hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước tăng cao. Cùng với tác động trễ từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ nửa cuối năm 2010 và chủ trương điều hành giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu theo cơ chế thị trường, lạm phát các tháng đầu năm đã tăng cao và luôn ở trên mức 1,5%/tháng.

Lạm phát cao - Bất ổn tỷ giá

Lạm phát cao - Bất ổn tỷ giá

Đọc tiếp »

Tái cấu trúc ngân hàng

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI, tái cấu trúc nền kinh tế được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong 05 năm tới (2011-2015), tập trung vào 03 lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tài chính (TCTC) và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty Nhà nước. Trong đó, chủ đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, các TCTC là chủ đề đang được thảo luận sôi nổi trong thời gian gần đây.

Đọc tiếp »

Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới và Việt Nam

Gần đây, những thông tin không mấy khả quan về tình hình hoạt động của các ngân hàng được công bố như: nợ xấu, thanh khoản sụt giảm, yếu kém trong quản lý…làm dấy lên những quan ngại về sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Nguy cơ mất khả năng thanh toán của một số ngân hàng yếu là hoàn toàn có thể xảy ra và mối quan tâm đầu tiên của người dân là tiền gửi của họ tại các ngân hàng có được đảm bảo. Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được xem như một phương án dự phòng khi bất ổn xảy ra cho ngân hàng cũng như trấn an người dân để họ không rút toàn bộ tiền gửi do lo ngại ngân hàng mất khả năng thanh khoản.

Đọc tiếp »

Lo ngại về sự lây lan “Hội chứng Hy Lạp” và khó khăn trong việc nâng quy mô EFSF

Ngày 27/10, Hội nghị thượng đỉnh EU đã thống nhất một loạt các giải pháp nhằm đối phó với tình trạng căng thẳng trên thị trường tài chính và phục hồi niềm tin của thị trường:

  • Thứ nhất, các nhà đầu tư tư nhân chấp nhận xóa 50% các khoản nợ cho Hy Lạp. Ngoài ra, EU cũng thống nhất chương trình hỗ trợ mới của EU-IMF tài trợ khoảng 100 tỷ EUR cho Hy Lạp sẽ được triển khai vào cuối 2011.
  • Thứ hai, Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) sẽ được nâng từ 440 tỷ EUR lên 1.000 tỷ EUR, tương đương tăng 4 lần so với khoản tiền còn lại là 290 tỷ EUR (do quỹ đã trích một phần cứu trợ Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha trước đó). Giới chức Châu Âu đưa ra 2 phương án cho việc nâng quỹ: Một là dựa vào đóng góp của các nước trong Eurozone. Hai là thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài. Đọc tiếp »

(Bình chọn) Bài viết được yêu thích nhất T10/2011

Gửi các tác giả và các độc giả,

Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, blog PG Bank Research đã có giao diện mới, có thêm các tác giả mới cũng như tiếp tục có các bài viết nóng hổi, cập nhật các quan điểm, nhận định của các tác giả về các vấn đề kinh tế vi mô, vĩ mô.

Tháng này, chúng tôi tiếp tục tổ chức việc Bình chọn bài viết được yêu thích nhất trên blog, rất mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các tác giả và các độc giả, cũng như rất hoan nghênh việc giới thiệu cuộc bình chọn này tới nhiều người hơn nữa.

Để đảm bảo công bằng và khách quan, đề nghị mọi người lựa chọn kỹ càng những bài viết mà mình tâm đắc và tick đủ vào 3 bài viết mà mình yêu thích nhất rồi mới click vote.

Thời hạn bình chọn: từ 25/10 – 31/10.