Xu hướng M&A tại Việt Nam, cơ hội cho các tổ chức tư vấn tài chính

Tổng quan thị trường

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) từ lâu đã trở thành một hoạt động kinh tế sôi nổi nhất trên thế giới. Đây đươc coi là một trong các con đường ngắn nhất cũng như hiệu quả nhất của hoạt động đầu tư bởi nó tiết kiệm được nguồn lực, thời gian và tránh được các rào cản. Trong tiến trình hội nhập, M&A là một công cụ thu hút nguồn lực và mở rộng quy mô doanh nghiệp. Còn trong thời kỳ suy thoái kinh tế, M&A là một phương cách hữu hiệu để thoát ra khỏi suy thoái và hồi phục phát triển.

Ở Mỹ, hoạt động này xuất hiện ngay từ đầu thế kỷ 20 và đến những năm 1980-1990 thì bùng nổ mạnh mẽ. M&A doanh nghiệp đối với thế giới không còn là hoạt động mới, nhưng đây là một bước đi mới đối với Việt Nam. Hoạt động M&A trên thực tiễn ở Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm 2000 và có xu hướng phát triển khá nhanh. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 5 năm hoạt động, cả nước đã có trên 18 vụ M&A với tổng giá trị trên 61 triệu USD. Đặc biệt, từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 7/11/2006, số vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đã gia tăng mạnh từ 38 vụ năm 2006 lên 108 thương vụ năm 2007 và 146 vụ năm 2008. Năm 2009, số vụ M&A đã lên tới con số 295 với tổng giá trị đạt trên 1,13 tỷ USD. Năm 2010, con số này là 345 và giá trị giao dịch đạt 1,75 tỷ USD. Đọc tiếp »