Tái cấu trúc ngân hàng

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI, tái cấu trúc nền kinh tế được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong 05 năm tới (2011-2015), tập trung vào 03 lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tài chính (TCTC) và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty Nhà nước. Trong đó, chủ đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, các TCTC là chủ đề đang được thảo luận sôi nổi trong thời gian gần đây.

Đọc tiếp »

Cải tổ

Hiện tượng vỡ nợ tín dụng trên thị trường chợ đen (không qua hệ thống ngân hàng) thời gian vừa qua đã thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Người ta lo ngại nhiều về việc liệu có sự lây lan sang hệ thống ngân hàng và dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thanh khoản, và cộng hưởng với tâm lý người dân, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ phải đối mặt với những khó khăn hoặc khả năng bị thôn tính.

Với hàng loạt các động thái của NHNN vừa qua, đã có nhiều ý kiến cho rằng NHNN đang phát tín hiệu bật đèn xanh cho hoạt động sáp nhập các ngân hàng nhỏ thực hiện cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam trở nên chuyên nghiệp, vững vàng hơn. Đến lúc này, khi “cơn bão” tín dụng đen đang càn quét hệ thống tín dụng truyền thống, người ta bắt đầu nghĩ đến những ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống NHTM và nhu cầu phải cải tổ, điều đó là có cơ sở.

Đọc tiếp »

Lượng hóa các áp lực đối với tỷ giá USD/VND cuối năm 2011

Gần đây, có nhiều nhận định của các chuyên gia về áp lực tỷ giá cuối năm, mỗi người đều có lập luận hợp lý cho thấy áp lực tỷ giá là đáng lo ngại. Dựa trên 1 số số liệu thu thập được, tôi xin đưa ra 1 vài quan điểm riêng (có thể lạc quan hơn nhiều bạn) về vấn đề tỷ giá cuối năm.

Thứ nhất, ta thử đánh giá một số nhân tố gây sức ép lên tỷ giá

Tín dụng và huy động ngoại tệ mất cân đối lớn

Tính đến ngày 29/09, mất cân đối tín dụng và huy động ngoại tệ ước khoảng 6 tỷ USD, đã thu hẹp so với con số 7 tỷ USD tại ngày 19/08. Nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn ngoại tệ chủ yếu là do chênh lệch lãi suất cho vay giữa VND-USD lớn. Vào đầu năm, lãi suất cho vay ngoại tệ ở mức 6-8%/năm trong khi cho vay VND lên tới 21-22% hoặc cao hơn. Theo đó, nhiều doanh nghiệp mặc dù không có nguồn tái tạo ngoại tệ nhưng vẫn đi vay ngoại tệ để được hưởng lãi suất thấp, rồi bán ngoại tệ đó cho NH, đổi sang VND phục vụ sản xuất kinh doanh. Đa phần các doanh nghiệp này phải ký kết hợp động mua ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng để có nguồn trả nợ. Tại thời điểm đó, các NH cũng đẩy mạnh cho vay ngoại tệ do nguồn ngoại tệ huy động khá dồi dào trong khi nguồn VND rất khan hiếm.

Đọc tiếp »

Thị trường vàng Việt Nam cần điều gì?

Theo đúng định nghĩa từ trước đến nay, vàng là một loại ngoại hối, NHNN Việt Nam đã thể hiện vai trò quản lý ngoại tệ ngày một kinh nghiệm, nhưng riêng với vàng đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra đảm nhiệm vai trò ổn định thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước bám sát giá thế giới và huy động vàng tích lũy rất lớn trong dân đem vào đầu tư, sản xuất, phát triển kinh tế. Nếu đã xác định vàng là một loại ngoại hối tại sao chưa có biện pháp quản lý hợp lý để giá vàng hoạt động theo quy luật phù hợp hơn, hạn chế đầu cơ làm giá, trục lợi cho một nhóm nhỏ gây náo loạn thị trường, mất ổn định tâm lý, niềm tin và dẫn tới bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế.

Đọc tiếp »

[THẢO LUẬN] Tác Động của G12+1 tới Hệ Thống NHVN

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đưa ra hàng loạt các giải pháp hướng tới mục tiêu đưa hoạt động hệ thống Ngân hàng vào nề nếp nhằm nâng cao uy tín của toàn hệ thống. Một trong những biện pháp đó là thành lập nhóm G12+1 gồm 12 ngân hàng hàng đầu của Việt Nam (chiếm gần 80% thị phần hoạt động ngân hàng) và NHNN. Nhóm G12+1 ra đời với mục đích trao đổi hoạt động nghiệp vụ, đồng thời cập nhật và thảo luận kip thời những vấn đề thời sự trong toàn ngành. NHNN cho rằng việc cho phép các NHTM tham gia vào quá trình xây dựng chính sách sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của NHTM trong quá trình thực thi chính sách.

Theo tôi, việc thành lập G12+1 là một giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo các chính sách của NHNN đưa ra sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc do nhận được sự đồng thuận của nhóm các NHTM có thị phần lớn này. Đồng thời, việc thành lập G12+1 sẽ góp phần nâng cao tương tác giữa cơ quan quản lí và đối tượng được quản lí từ đó các chính sách được đưa ra sẽ bám sát hơn với thực tế. Ngoài ra, việc duy trì một cơ chế đối thoại thường xuyên giữa NHNN và nhóm các NHTM sẽ giúp NHNN kiểm soát kịp thời hoạt động của toàn ngành, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, việc thành lập G12+1 có thể phát sinh một số vấn đề đáng quan ngại. G12+1 ra đời có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các NHTM trong và ngoài nhóm. Thực tế cho thấy, ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm với niềm tin (confidence-sensitive) vì vậy uy tín là một trong những tiêu chí quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực này. Hiện tại, Việt Nam chưa có những chỉ tiêu công khai nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của từng NHTM. Vì vậy, việc NHNN thành lập G12+1 với tiêu chí lựa chọn không được công bố chính thức sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh của những ngân hàng trong nhóm do người gửi tiền cũng như những nhà đầu tư  có sự phân biệt giữa các ngân hàng trong và ngoài nhóm. Chính điều này có thể phát sinh mâu thuẫn giữa các ngân hàng.

Đồng quan điểm với ông Cao Sỹ Kiêm-Nguyên Thống đốc NHNN, tôi cho rằng việc các NHTM ngoài nhóm không có cơ hội đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng chính sách của NHNN khiến quyền lợi của họ không được đảm bảo. Từ đó, các ngân hàng này có thể bị đẩy vào thế cô lập và gặp khó khăn trong hoạt động.

Ngoài ra, việc hình thành G12+1 có thể dẫn tới tình trạng các chính sách của NHNN sẽ chỉ phục vụ cho lợi ích của một nhóm ngân hàng lớn thay vì hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn và lợi ích của hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế. Thực tế hiện nay các NHTM lớn đặc biệt là các NHTM Nhà Nước (NHTM NN) có hoạt động tương đối rủi ro với tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức cao và mức độ an toàn vốn thấp. Cụ thể, tính tới thời điểm 30/06/2011, tỷ lệ nợ xấu của Agribank, Vietcombank đều ở mức rất cao lần lượt là 6,67% và 3,47%, trong khi đó hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM NN năm 2010 chỉ xấp xỉ ở mức 9%. Vì vậy, tôi lo ngại việc đảm bảo lợi ích của những NHTM NN này có thể đẩy hoạt động của toàn hệ thống lên mức độ rủi ro cao hơn.

Việc NHNN thành lập G12+1 hướng tới mục tiêu trao đổi nghiệp vụ, nâng cao tính tương tác giữa NHNN và thị trường cho thấy sự mờ nhạt của Hiệp hội ngân hàng trong vai trò làm cầu nối giữa các NHTM với cơ quan nhà nước cũng như tham gia vào việc xây dựng và thúc đẩy quá trình thực thi các chính sách của NHNN.

Tôi cho rằng, để tránh những tác động tiêu cực tới toàn hệ thống cũng như góp phần xây dựng hệ thống lành mạnh và hiệu quả, hoạt động của G12+1 phải thực sự minh bạch và mang tính hiệu quả cao. NHNN nên đưa ra các tiêu chí lựa chọn ngân hàng vào nhóm thực sự rõ ràng và công khai để tránh gây ra những hiểu lần cho người dân và nhà đầu tư. Đồng thời, NHNN cần tạo điều kiện để các ngân hàng nhỏ với hoạt động hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh có cơ hội đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách. Điều này sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững của toàn hệ thống. Tôi cũng muốn nhấn mạnh, trong bối cảnh NHNN cần tới sự đồng thuận cao, G12+1 là một công cụ điều hành cần thiết tuy nhiên việc duy trì và sử dụng công cụ này cần có sự linh hoạt nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo lợi ích chung của toàn ngành.