Lượng hóa các áp lực đối với tỷ giá USD/VND cuối năm 2011

Gần đây, có nhiều nhận định của các chuyên gia về áp lực tỷ giá cuối năm, mỗi người đều có lập luận hợp lý cho thấy áp lực tỷ giá là đáng lo ngại. Dựa trên 1 số số liệu thu thập được, tôi xin đưa ra 1 vài quan điểm riêng (có thể lạc quan hơn nhiều bạn) về vấn đề tỷ giá cuối năm.

Thứ nhất, ta thử đánh giá một số nhân tố gây sức ép lên tỷ giá

Tín dụng và huy động ngoại tệ mất cân đối lớn

Tính đến ngày 29/09, mất cân đối tín dụng và huy động ngoại tệ ước khoảng 6 tỷ USD, đã thu hẹp so với con số 7 tỷ USD tại ngày 19/08. Nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn ngoại tệ chủ yếu là do chênh lệch lãi suất cho vay giữa VND-USD lớn. Vào đầu năm, lãi suất cho vay ngoại tệ ở mức 6-8%/năm trong khi cho vay VND lên tới 21-22% hoặc cao hơn. Theo đó, nhiều doanh nghiệp mặc dù không có nguồn tái tạo ngoại tệ nhưng vẫn đi vay ngoại tệ để được hưởng lãi suất thấp, rồi bán ngoại tệ đó cho NH, đổi sang VND phục vụ sản xuất kinh doanh. Đa phần các doanh nghiệp này phải ký kết hợp động mua ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng để có nguồn trả nợ. Tại thời điểm đó, các NH cũng đẩy mạnh cho vay ngoại tệ do nguồn ngoại tệ huy động khá dồi dào trong khi nguồn VND rất khan hiếm.

Đọc tiếp »

Bắt mạch biến động tỷ giá 2 ngày nay

Phải chăng tiết kiệm NH đang bắt đầu chảy sang USD:

Thứ 2, ngày 3/10, lần đầu tiên kể từ tháng 4/2011, USD tự do chạm mốc 21.400. Ngày 4/10, USD tự do tiếp tục tăng lên 21.420.

Đọc tiếp »