Các yếu tố vĩ mô chính tác động tới thị trường Chứng khoán Việt Nam

Từ đầu năm 2011 đến nay, thị trường chứng khoán luôn nằm trong xu hướng giảm điểm, những sóng tăng điểm hiếm hoi mang tính điều chỉnh, thường xuất hiện sau những đợt sụt giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/9/2011, VN-Index đóng cửa ở mức 433,97 điểm, giảm 50,69 điểm so với đầu năm, tương đương giảm 10,46%. Trong khi đó, HNX-Index đạt 73,58 điểm, mất đến 40,66 điểm so với đầu năm, tương đương 35,59%. Diễn biến hai sàn tương tự như những tháng cuối năm 2010, HNX-Index giảm điểm mạnh hơn nhưng phản ánh trung thực hơn bức tranh của TTCK Việt Nam, VN-Index vẫn bị dẫn dắt bởi một số Blue-chips có mức vốn hóa lớn.
Những biến động của các yếu tố vĩ mô và chính sách của Chính phủ đã tác động trực tiếp tới thị trường chứng khoán năm 2011, cụ thể:

Đọc tiếp »

Mối quan hệ giữa S&P 500 và VIX

Chỉ số VIX (CBOE Volatility Index) đo lường mức độ biến động của các chỉ số chứng khoán và là thước đo phản ánh mức độ ổn định tâm lý của nhà đầu tư.  VIX thường cao vào thời điểm tâm lý nhà đầu tư bất ổn, hoang mang và thị trường có thể tạo đáy ngắn hạn ngay sau đó.

Nguồn: S&P, CBOE

Quan sát biểu đồ trên, thông thường khi VIX tăng thì S&P 500 giảm, ngược lại khi VIX đạt mức cao tức là S&P 500 đang ở mức thấp có thể là thời điểm tốt để mua vào. Chỉ số VIX lớn hơn 30 điểm cho thấy nhà đầu tư đang lo lắng về thị trường, chỉ số dưới ngưỡng 20 điểm thường phản ánh thị trường bình ổn. Tuy nhiên, khi VIX đạt mức cao từ 40 điểm trở lên cũng là lúc tâm lý nhà đầu tư rất lo lắng, hoang mang về xu hướng sắp tới của thị trường.

Kể từ ngày được hình thành cho đến nay, chỉ có một vài thời điểm chỉ số VIX vượt khỏi ngưỡng 40 điểm, ngưỡng này được hình thành khi tâm lý nhà đầu tư hoang mang cực điểm. Các chỉ số chứng khoán thường tìm được đáy ngắn hạn tại các thời điểm này.
Cụ thể, ngày 20/09/2001, chỉ số VIX ghi nhận mức 43,74 điểm. Ngay sau đó, ngày 21/09/2001 S&P 500 tạo đáy ở 965,8 điểm.
Ngày 05/08/2002 VIX tạo một đỉnh khác ở 45,08 điểm, S&P500 tạo một đáy mới ở 834,6 điểm. Trường hợp cá biệt chỉ xảy ra khi chỉ số VIX tăng liên tục lên 80,86 điểm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 2008, ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử. Sau khi VIX đạt được mức này, thị trường mới bắt đầu hồi phục trở lại.
Gần đây nhất, ngày 20/05/2010, khi VIX tiến tới vùng 45 điểm, chỉ số S&P500 cũng tạo lập đáy ngắn hạn ngay sau đó.

Ngày

Chỉ số VIX

Đáy ngắn hạn S&P 500

20/09/2001

43,74

965,80

05/08/2002

45,08

834,6

20/01/2009

56,65

805,22

20/05/2010

45,79

1071,59

Ngày 8/8/2011, VIX ghi nhận mức 48 điểm. Những bất đồng chính trị sâu sắc trong nội bộ chính phủ Mỹ về thời gian nâng trần nợ khiến cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P hạ bậc tín nhiệm Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến VIX tăng cao. Thêm vào đó, khủng hoảng nợ công tại châu Âu cũng góp phần tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư. Theo quan điểm của chúng tôi, nếu không có thêm thông tin quá xấu về mặt cơ bản, S&P500 và các chỉ số chứng khoán khác trên thế giới có thể đang tạo lập một đáy ngắn hạn.