Tương lai nào cho đồng EURO

Sự tồn tại 11 năm của đồng tiền chung Châu Âu đang phải đương đầu với những thử thách tồi tệ nhất trong lịch sử tồn tại của khu vực này. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã phải can thiệp vào thị trường trái phiếu chính phủ, một việc làm chưa có tiền lệ tại khu vực đồng tiền chung. Nhiều người bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của đồng tiền này nhưng 2 khả năng nghiêng hẳn về hai thái cực khác nhau là sự sụp đổ của đồng EUR và “giấc mơ” khủng hoảng nợ Châu Âu sẽ được giải quyết cải thiện năng lực cạnh tranh của các quốc gia thành viên đều khó có thể xẩy ra trong thời điểm này.

Đọc tiếp »

Vàng – Hàng hóa trong khủng hoảng

Lịch sử đã chứng minh, vàng thường tăng giá mạnh trước các yếu tố lạm phát tiềm ẩn trong tương lai, và với những nguy cơ nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt, sự mất giá của các đồng tiền chủ chốt, những bất ổn kinh tế – chính trị, mất cân bằng cung cầu…giá vàng đã liên tục đạt các đỉnh mới chỉ trong nửa đầu tháng 8.

Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tạo gánh nặng làm giảm giá trị đồng EUR, các gói nới lỏng định lượng của FED và chính sách duy trì lãi suất ở mức thấp sẽ làm suy yếu đồng USD, các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ các nước khác được đưa ra ồ ạt nhưng chất lượng thực hiện chưa được kiểm chứng cũng khiến đồng tiền của họ mất giá. Bên cạnh đó, các NHTW cũng là đối tượng giao dịch vàng lớn nhất trên thị trường (chiếm khoảng 60%), các cơ quan này phải mua bán vàng nhằm tạo cân bằng cho đồng nội tệ và thực hiện giao dịch thương mại. NHTW các nước trên thế giới hầu hết đều nắm một tỷ lệ nhất định trái phiếu Chính phủ Mỹ – tài sản được coi như chuẩn không rủi ro trong hệ thống tài chính toàn cầu (xếp hạng AAA), tuy nhiên khi trái phiếu chính phủ Mỹ mất sức hấp dẫn, lợi suất trái phiếu sẽ phải tăng và giá trái phiếu sụt giảm mạnh, các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang vàng – hàng hóa trong khủng hoảng. Thêm vào đó, cầu về vàng luôn tăng vượt trôi so với nguồn cung với sự ra đời của các quỹ đầu tư (ETF) dùng vàng để bảo hiểm cho cổ phiếu đầu tư và do nền kinh tế yếu kém, tình hình tài chính bất ổn như hiện nay cũng khiến người tiêu dùng chú ý đến vàng nhiều hơn (đặc biệt tại Châu Á). Phải mất trung bình 7 năm để đưa một mỏ vàng mới vào khai thác và với nhu cầu ngày càng gia tăng của thế giới thì dù sản lượng vàng chưa khai thác vẫn còn nhiều thì sự gia tăng của cung cũng không thể theo kịp cầu.

Với những nguyên nhân trên, việc giá vàng liên tục gia tăng là điều có thể lý giải được. Tuy nhiên mẩu viết này (không phải bài viết) muốn nói đến mặt khác của việc vàng tăng giá. Ai cũng biết được rằng vàng là một nguyên liệu ít khi dùng để gia tăng giá trị hay tạo ra sản phẩm khác, nó chẳng thể bỏ vào máy mà chạy như xăng, dầu được. Vậy tại sao, cầu về vàng lại liên tục gia tăng thời gian mấy năm gần đây, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế thế giới và gia tăng kỷ lục trong năm nay. Sự thực là với sự mất giá của hàng loạt các đồng tiền chủ chốt, sự hỗ loạn ở các cường quốc EU, USA đã khiến vàng là nơi chú ẩn an toàn (do chính con người dựng lên chứ bản thân nó cũng chả có giá trị gì). Thông qua hoạt động hedge, vàng có được gia trị mới, chức năng mới và do đó tầm quan trọng mới. Cá nhân tôi cho rằng việc giá vàng tăng cao trong 3 năm gần đây sẽ tiếp tục duy trì hết năm nay, chừng nào các bất ổn về kinh tế tại Mỹ, Châu Âu chưa được giải quyết thì việc vàng đạt mốc 2000 là không xa. Tất nhiên sẽ có những điều chỉnh kỹ thuật trong thời gian tới khi giá vàng đã chạm các ngưỡng kháng cự quan trọng, tuy nhiên về dài hạn, giá vàng sẽ vẫn tiếp tục tăng. Các phân tích kỹ thuật sẽ được trình bầy trong hồi sau của loạt bài này 😀