Lo ngại về sự lây lan “Hội chứng Hy Lạp” và khó khăn trong việc nâng quy mô EFSF

Ngày 27/10, Hội nghị thượng đỉnh EU đã thống nhất một loạt các giải pháp nhằm đối phó với tình trạng căng thẳng trên thị trường tài chính và phục hồi niềm tin của thị trường:

  • Thứ nhất, các nhà đầu tư tư nhân chấp nhận xóa 50% các khoản nợ cho Hy Lạp. Ngoài ra, EU cũng thống nhất chương trình hỗ trợ mới của EU-IMF tài trợ khoảng 100 tỷ EUR cho Hy Lạp sẽ được triển khai vào cuối 2011.
  • Thứ hai, Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) sẽ được nâng từ 440 tỷ EUR lên 1.000 tỷ EUR, tương đương tăng 4 lần so với khoản tiền còn lại là 290 tỷ EUR (do quỹ đã trích một phần cứu trợ Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha trước đó). Giới chức Châu Âu đưa ra 2 phương án cho việc nâng quỹ: Một là dựa vào đóng góp của các nước trong Eurozone. Hai là thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài. Đọc tiếp »

Quỹ Bình ổn Tài chính Khu vực Châu Âu (EFSF)

Tờ Guardian của Anh ngày 18/10 đưa tin 2 nền kinh tế lớn nhất Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu là Đức và Pháp đã nhất trí tăng Quỹ Bình ổn Tài chính Khu vực Châu Âu (EFSF) lên gấp 5 lần khi tăng từ mức 440 tỷ EUR lên 2 nghìn tỷ EUR. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thông tin không chính thức. Liệu quỹ này có được nâng lên mức này không vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với cả thế giới. Tuy nhiên, thậm chí nếu tăng quy mô quỹ này lên mức 2 nghìn tỷ, thì theo tính toán của một số chuyên gia kinh tế quỹ này cũng chỉ đáp ứng nhu cầu trong khoảng thời gian ngắn.

Đọc tiếp »

Cập nhật tình hình cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu

Dexia chính thức trở thành nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu

Đầu tháng 10/2011, ngân hàng Dexia – ngân hàng liên doanh của 3 nước Pháp, Bỉ và Luxembourg thuộc top 50 ngân hàng lớn nhất thế giới đã chính thức cần đến sự giúp đỡ để tránh rơi vào tình trạng phá sản. Dư luận báo chí các nước Châu Âu cho rằng sự sụp đổ của Dexia là mốc quan trọng đánh dấu ngành ngân hàng Châu Âu có nguy cơ bị sụp đổ giống như “Kịch bản Lehman Brothers” ở Mỹ năm 2008.

Đọc tiếp »

Toàn cảnh về khủng hoảng nợ công Hy Lạp

Nợ công Hy Lạp – vượt quá tầm kiểm soát

Sự yếu kém trong quản lý công khiến nợ công quá cao là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng nợ  Hy Lạp

Cho đến nay, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã kéo dài gần 3 năm,  các nỗ lực cứu trợ cũng như các chương trình thắt lưng buộc bụng của các Chính phủ vẫn không ngừng được  đưa ra nhưng tình hình thậm chí ngày càng xấu đi. Trong cuộc khủng hoảng này,  Hy Lạp là cái tên được người ta nhắc đến nhiều nhất.

Đọc tiếp »

Tương lai nào cho đồng EURO

Sự tồn tại 11 năm của đồng tiền chung Châu Âu đang phải đương đầu với những thử thách tồi tệ nhất trong lịch sử tồn tại của khu vực này. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã phải can thiệp vào thị trường trái phiếu chính phủ, một việc làm chưa có tiền lệ tại khu vực đồng tiền chung. Nhiều người bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của đồng tiền này nhưng 2 khả năng nghiêng hẳn về hai thái cực khác nhau là sự sụp đổ của đồng EUR và “giấc mơ” khủng hoảng nợ Châu Âu sẽ được giải quyết cải thiện năng lực cạnh tranh của các quốc gia thành viên đều khó có thể xẩy ra trong thời điểm này.

Đọc tiếp »

Khủng hoảng nợ Châu Âu – Thị trường đã lạc quan quá sớm?

Tuần qua, thị trường tài chính thế giới đã đón nhận hàng loạt các tin tức lạc quan. Tính đến hết phiên giao dịch ngày hôm qua, chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ 4 liên tiếp, các sàn Châu Âu tăng phiên thứ 3 liên tiếp, các chỉ số chứng khoán tại Châu Á – Thái Bình Dương tăng điểm mạnh. Trong khi đó, giá vàng lao dốc xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần còn 1.781,40 USD/oz, mức thấp nhất kể từ ngày 25/08. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ ngày 29/08, giá vàng đóng cửa dưới 1,800 USD/oz và là lần thứ 4 trong vòng 3 tuần, giá vàng sụt hơn 45 USD/phiên. Niềm lạc quan bao trùm toàn thị trường.

Những nỗ lực của các nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc giải cứu Châu Âu ra khỏi cuộc khủng hoảng trong suốt tuần qua đã đạt được các kết quả tích cực.

– Ngày 12/09, Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng hỗ trợ Châu Âu qua hoạt động đầu tư và mua trái phiếu từ các nước đang vướng vào khủng hoảng nợ công.
– Các quốc gia mới trỗi dậy trong nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) vào tuần tới cũng sẽ thảo luận về khả năng hỗ trợ Liên minh Châu Âu (EU) giải quyết dứt điểm bài toán nợ công.
– Ngày 14/9, Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Hy Lạp đã thỏa thuận cùng nhau Hy Lạp sẽ tiếp tục ở lại Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone). Về phía Hy Lạp, Thủ tướng Papandreou cũng khẳng định nước này quyết tâm thực hiện đầy đủ các cam kết trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách để hạ mức nợ công đang ngày một lớn.
– Cùng ngày, Hạ viện Italy đã chính thức thông qua kế hoạch thắt lưng buộc bụng trọn gói thứ 2 qua trong vòng 3 tháng với tổng giá trị 54,2 tỷ EUR (khoảng 74 tỷ USD) nhằm trấn an các thị trường.
– Tuy nhiên, bầu không khí trên các thị trường chỉ thực sự lạc quan sau khi ECB, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ngân hàng trung ương các nước Anh, Nhật và Thụy Sỹ bắt tay nhau vào ngày 15/9. Các ngân hàng trung ương hàng đầu trên thế giới sẽ hợp tác để cung cấp các khoản vay USD kỳ hạn 3 tháng đối với các ngân hàng trong Eurozone nhằm ngăn chặn sự đóng băng của thị trường tiền tệ xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.
– Cũng trong ngày này, Nghị viện Châu Âu (EP) và các nước thành viên EU đã đạt được một thỏa thuận cả gói siết chặt các quy định ngân sách, được xem là yếu tố hết sức quan trọng để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng nợ trong tương lai.

Dường như cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu đang có những bước tiến mới và niềm tin đang dần trở lại thị trường. Tuy nhiên, liệu có quá sớm để lạc quan về triển vọng giải quyết khủng hoảng nợ, có quá sớm để nói rằng nguy cơ khủng hoảng lần 2 đang dần mờ nhạt? Liệu đã đến lúc để tiếp tục đầu tư vào thị trường chứng khoán và rời bỏ những loại tài sản an toàn trong khủng hoảng như vàng?

Câu trả lời là: Còn quá sớm!

Hàng loạt các biện pháp được thực thi trong tuần qua cho thấy những quyết tâm lớn của các nhà lãnh đạo để giúp Châu Âu tránh được một cuộc suy thoái và giúp nền kinh tế toàn cầu tránh được một cuộc khủng hoảng mới. Tuy nhiên, tình hình thế giới hiện nay còn quá nhiều vấn đề. Căn bệnh hiện tại quá trầm trọng và khó có thể được trị dứt với chỉ đơn giản bằng vài liều thuốc giảm đau.

Trong số các căn bệnh của tài chính thế giới hiện tại bao gồm nợ công của Mỹ, suy thoái của Nhật, lạm phát của Trung Quốc, nguy cơ khủng hoảng tín dụng của hệ thống Ngân hàng Châu Âu, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha có nguy cơ vỡ nợ, thì nguy cơ Hy Lạp vỡ nợ có lẽ là căn bệnh nặng nhất và dễ xảy ra sớm nhất. Cá nhân tôi cho rằng những phương thuốc các nhà lãnh đạo vừa đưa ra chưa đủ mạnh để có thể chữa khỏi căn bệnh có quá nhiều dấu hiệu trầm trọng này. Mà nếu không trị dứt điểm, chắc chắn nó sẽ lây lan sang cả những nơi vừa được chữa khỏi.

– Lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 2 năm đã tăng lên trên 60%, trong khi đó kỳ hạn 1 năm đã vượt 110%! Điều này có nghĩa là thị trường tài chính toàn cầu đã hoàn toàn cho rằng Hy Lạp sẽ vỡ nợ.

Biểu đồ 1: Lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 1 năm
Photobucket

(Nguồn: Bloomberg)

– Mọi người đều biết rằng Hy Lạp sẽ không thể trụ vững nếu không tiếp tục vay nợ. Trong khi đó, tỷ lệ Nợ/GDP của nước này hiện tại đã đạt tới mức 140% và nếu tiếp tục phải vay nợ, tỷ lệ này sẽ còn tăng lên mức 180% vào cuối năm nay. Trong khi đó, lãi suất thị trường 1 năm của Hy Lạp đã tăng tới 110%? Liệu Hy Lạp có đủ khả năng trả lãi cho những khoản nợ mà nước này đi vay? Theo đó, Hy Lạp sẽ lại phải tiếp tục đi vay để trả cho các khoản nợ dài hạn của nó.
– Các cam kết của Chính phủ Hy Lạp trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ khó có thể thực hiện được trong thời gian tới khi hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra. Trong khi đó, nếu Hy Lạp không thực hiện cam kết, Đức sẽ ngừng trợ giúp nước này.
– Nếu Hy Lạp tiếp tục cắt giảm thâm hụt thì nền kinh tế sẽ còn giảm tốc mạnh hơn nữa. Theo Bộ trưởng tài chính Hy Lạp, GDP có khả năng tăng trưởng âm 5,3% trong năm 2011, thậm trí còn cao hơn mức âm 3,8% được công bố trước đó. Như vậy, Hy Lạp đang phải đối mặt với một vòng luẩn quẩn: Càng thắt chặt ngân sách, kinh tế sẽ các xấu đi. Nếu kinh tế xấu đi, doanh thu từ thuế sẽ giảm sút trầm trọng. Khi doanh thu từ thuế giảm mạnh, Hy Lạp lại càng phải đi vay nợ… Và cứ thế, bong bóng sẽ ngày càng phình to cho đến khi nó nổ. Và vấn đề chỉ còn là thời gian.
– Phó Bộ trưởng tài chính Hy Lạp Filippos Sachinidis cho biết Hy Lạp sẽ chỉ còn đủ tiền mặt để tiếp tục hoạt động đến hết tháng tới.
– Báo cáo cho thấy Đức vừa chuẩn bị một kế hoạch để giúp các ngân hàng nước này trong trường hợp Hy Lạp vỡ nợ.

Bên cạnh đó, cũng xin cung cấp thêm một số dấu hiệu khác cũng cho thấy rủi ro vỡ nợ của khu vực ngày càng cao:

– Chỉ số chứng khoán Top 500 Ngân hàng và Dịch vụ tài chính Châu Âu của Bloomberg vừa sụt giảm sâu trong suốt 9 tháng qua. Điều này đã xảy ra trước và trong giai đoạn khủng hoảng 2008!

Biểu đồ 2: Bloomberg Europe 500 Banks And Financial Services Index trong năm 2011
Photobucket

(Nguồn: Bloomberg)

Biểu đồ 3: Bloomberg Europe 500 Banks And Financial Services Index trong giai đoạn 2007 -2011
Photobucket

(Nguồn: Bloomberg)

– Các ngân hàng lớn tại Châu Âu nhiều khả năng bị hạ bậc tín nhiệm. Gần đây nhất, Moody’s đã hạ xếp hạng tín nhiệm dài hạn của 2 ngân hàng Pháp là Credit Agricole và Societe Generale.
– Đòn bẩy của hầu hết các ngân hàng tại Châu Âu đang quá cao. Theo dữ liệu của quỹ tiền tệ quốc tế tại thời điểm sụp đổ của Lehman, tỷ lệ đòn bảy của nó là 31-1 (nghĩa làcứ 32 EUR ngân hàng này nắm giữ thì 31 EUR là từ đi vay nợ trong khi chỉ có 1 EUR là vốn của ngân hàng. Trong khi đó, một số ngân hàng Đức, tỷ lệ này đã là 32:1

Biểu đồ 4: Tỷ lệ đòn bẩy của hệ thống các ngân hàng
Photobucket

(Nguồn: IMF)