Bài học từ “Thập kỷ mất mát của Nhật Bản” và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay (Phần 2)

(tiếp Phần 1)

Bài học của Nhật Bản

Những gì Nhật Bản đau đớn trải qua trong những năm 1990 đem đến cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế nhiều sự chỉ dẫn hữu ích. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng biện pháp ứng phó của giới chức Nhật Bản là quá chậm và chưa quyết liệt. Một sai lầm nữa của Nhật Bản là không đảm bảo đủ sự thanh khoản cho nền kinh tế vì cho rằng chỉ cần duy trì lãi suất ở mức thấp là đủ. Tình trạng này cộng với những sai lầm trong chính sách đã làm cho cuộc khủng hoảng kéo dài sang đầu thế kỷ 21. Một số bài học được rút ra là: Đọc tiếp »

Bài học từ “Thập kỷ mất mát của Nhật Bản” và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay (Phần 1)

Chính sách tiền tệ từ đầu năm đến nay liên tục nhằm vào mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất với mục đích tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Cụ thể vào ngày 13/3 và 11/4 vừa qua, trần lãi suất huy động đã lần lượt giảm về mức 13% và 12%/năm. Ngày 4/5, NHNN ban hành Thông tư số 14 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ, áp dụng với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp vừa và nhỏ; và công nghiệp hỗ trợ và đối với vốn vay ngắn hạn là 15%. Việc giảm lãi suất được thực hiện theo cùng lộ trình lạm phát giảm trong các tháng đầu năm. Đến tháng 4/2012, CPI ở mức khá thấp, chỉ tăng 0,05% so với tháng 3 và ở mức 10,54% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm, lạm phát cả nước chỉ tăng khoảng 2,6%. Tuy vậy, lại đang tồn tại một nghịch lý: Tuy lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn không thể tiếp cận được với vốn ngân hàng. Về phía ngân hàng, mặc dù nguồn vốn dư thừa nhưng lại không dám cho vay.

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính lũy kế từ đầu năm đến 16/4, tín dụng vẫn đang tăng trưởng âm 1,71%. Với 8 tháng còn lại, tín dụng sẽ tăng trưởng tối đa 12% và cả năm sẽ ở khoảng 10%, làm tổng vốn đầu tư xã hội giảm khoảng 50 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch. Từ phân tích trên, Ủy ban kết luận chính sách tiền tệ hầu như đã không còn dư địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 6%. Do đó, nhiều chuyên gia kinh tế đang tính đến một chính sách tài khóa, đặc biệt là chính sách nới lỏng đầu tư công. Theo họ, đã đến lúc Chính phủ ban hành một gói kích cầu và điều này có nghĩa là, phải chấp nhận nợ công tăng lên. Chính vì vậy, đây là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi.

Vừa qua, Chính phủ đã thông qua gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng mà Bộ Tài chính đề xuất để giúp đỡ các doanh nghiệp. Cụ thể là giảm 30% thuế TNDN năm 2012 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các loại hình doanh nghiệp khác, trừ doanh nghiệp kinh doanh tài chính, bảo hiểm, xổ số và doanh nghiệp có thu nhập từ sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; Giãn thuế GTGT tháng 4,5,6 với thời hạn giãn 6 tháng cho mọi doanh nghiệp; Giảm 50% tiền thuê đất của các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ; Đẩy manh phân bổ chi đầu tư XDCB, giải ngân và bổ sung thêm 1.000 tỉ đồng cho vay kiên cố hóa kênh mương và cho phép giải ngân một phần kinh phí tạm dừng mua sắm  từ năm 2011-2012 nhằm tiêu thụ hàng tồn kho cho doanh nghiệp.

Đây cũng cũng có thể hiểu là một gói kích cầu. Do đó, nhiều nhà kinh tế đặt câu hỏi nếu tiếp tục tăng đầu tư công thì lấy nguồn ở đâu để cân bằng ngân sách?.

Giảm lãi suất mà tăng trưởng kinh tế vẫn chưa được cải thiện, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, chính phủ tính đến việc chọn giải pháp tăng đầu tư công – Trường hợp của Việt Nam hiện nay đang có những dấu hiệu gần giống những năm của thập nhiên 1990 của Nhật Bản mà người ta gọi là “thập kỷ mất mát”. Khi mà lãi suất càng giảm thì tăng trưởng kinh tế càng chậm lại, sản xuất trì trệ và Nhật Bản đã phải trả giá trong vòng 14 năm liên tiếp. Vậy nguyên nhân tại sao Nhật Bản lại rơi vào tình trạng đình đốn như vậy? Bài học nào được rút ra và các giải pháp nào sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có những nhìn nhận về những việc cần và không cần làm? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài phân tích này. Đọc tiếp »