1 vài đánh giá ban đầu về quyết định tăng lãi suất TCV

Ngày 6/10, NHNN ban hành quyết định số 22 tăng lãi suất TCV từ 14% lên 15%, tăng lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN VN đối với các ngân hàng từ 14% lên 16%.

Ngân hàng Nhà nước tuyên bố việc điều chỉnh tăng LS lần này đang đưa NHNN trở về đúng với chức năng người cho vay cuối cùng (lender of last resort (LOLR)) của mình.

Chức năng LOLR nghĩa là NHNN không đóng vai người bơm vốn cho các NHTM đem cho vay hay kinh doanh LNH, mà chỉ hỗ trợ khi họ gặp khó khăn thanh khoản, đồng thời áp chi phí rất đắt cho các khoản hỗ trợ đó, coi như đó là 1 khoản phạt các NHTM do đã quản lý thanh khoản yếu kém.

Tuy nhiên, tại VN, NHNN đang sử dụng công cụ TCV và TCK như một kênh bổ sung nguồn vốn huy động cho các NHTM. Các NHTM khi vay được NHNN có thể tùy ý sử dụng nguồn đó để cho vay, kinh doanh LNH tìm kiếm lợi nhuận.

Trước đây, khi lãi suất TCV là 14% (với kỳ hạn thường từ 1-3 tháng), thấp hơn hẳn lãi suất LNH cùng kỳ hạn (LNH 1 tháng 15,8%, LNH 3 tháng 16,7%), các NH tiếp cận được với kênh TCV rõ ràng có lợi thế so với nhiều NH khác. Họ có thể kiếm lời dễ dàng trên nguồn vốn của NHNN, bằng cách vay TCV rồi cho vay LNH hoặc thậm chí cho vay ra nền KT (với lãi suất thực khoảng 19-21%), qua đó có được khoản lợi nhuận đáng kể. Trường hợp này NHNN gần như đóng vai trò là người cho vay ra nền kinh tế, làm tăng tín dụng và cung tiền thông qua trung gian là các NHQD, và trả cho các NH trung gian đó 1 khoản hoa hồng chính là phần chênh lệch lãi suất TCV và lãi suất cho vay!)

Lấy ví dụ trường hợp Vietinbank được TCV 19.000 tỷ VND, kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 14%, Agribank được TCV 5000 tỷ VND vào đầu tháng 9/2011. Tổng số tiền TCV dành cho các NHQD và 1 vài NHTM lớn theo nguồn tin của chúng tôi (không chính thức) đến nay đạt khoảng 65.000 tỷ VND. Nếu các NH này sử dụng số vốn được TCV để cho vay LNH với các NH nhỏ hoặc cho vay ra nền kinh tế, chúng ta có thể ước tính số lợi nhuận mà các NH này có được từ nguồn hỗ trợ của NHNN là:

Photobucket

Nếu nâng lãi suất TCV lên 15%, số lợi nhuận mà NHNN đem lại cho các NH lớn sẽ giảm xuống như sau:

Photobucket

Như vậy, việc tăng LS TCV thêm 1%, LN của các NH lớn từ nguồn hỗ trợ của NHNN sẽ giảm đi một phần.

Theo quan điểm của tôi, chừng nào lãi suất TCV vẫn nhỏ hơn mức LS LNH cùng kỳ hạn thì chức năng LOLR vẫn chưa được thực hiện triệt để.

Động thái này của NHNN có vẻ như đã giảm bớt ưu ái cho các NH lớn (vốn đã được rất nhiều lợi ích trong việc tiếp cận vốn qua các kênh TCK và OMO do sở hữu nhiều giấy tờ có giá). Tuy nhiên, trước thời điểm LS TCV tăng lên 15%, NHNN đã TCV một lượng lớn cho các NHQD, do vậy, họ vẫn được 1 khoản lợi nhuận đáng kể cho đến khi các khoản TCV này đáo hạn.

Thêm vào đó, với thực tế là các NH nhỏ sắp tới sẽ phải đối mặt với khó khăn về thanh khoản (do huy động giảm khi tuân thủ trần LS cào bằng) trong khi cánh cửa tiếp cận vốn hỗ trợ qua các kênh TCK và OMO rất hẹp, chỉ còn trông chờ vào nguồn vốn LNH và TCV của NHNN thì việc tăng chi phí các khoản TCV cùng với việc ban hành quy định NH nhỏ phải thế chấp bằng vốn điều lệ khi xin TCV rõ ràng đang gây thêm nhiều khó khăn cho họ.

Tôi viết mấy ý theo quan điểm cá nhân, mong mọi người góp ý thêm để có cái nhìn toàn diện hơn về chính sách này nhé ^ ^

11 bình luận to “1 vài đánh giá ban đầu về quyết định tăng lãi suất TCV”

  1. nicely95 Says:

    Cảm ơn bạn đã có những bình luận rất kịp thời về chính sách của NHNN. Có 1 ý mình chưa hiểu lắm, nhờ bạn giải thích dùm. Theo mình hiểu khi đọc bài này thì dường như phần đầu bạn tán thành với việc NHNN tăng LS TCV và LS cho vay qua đêm nhưng phần sau thì bạn lại cho rằng chính sách này có thể gây thêm khó khăn cho các NH nhỏ? Vậy, ý kiến cuối cùng là có nên đưa ra chính sách này hay không?

    • Đ. Hải Says:

      Chức năng LOLR của các NHTW là nhằm khuyến khích các NHTM phải quản lý thanh khoản tốt hơn, không nên ỷ vào hỗ trợ của NHNN. Điều đó về cơ bản là tốt cho hệ thống NH và đang nhẽ NHNN phải dùng chức năng này từ lâu rồi.
      Tuy nhiên, NHNN không thực hiện triệt để chức năng này khiến vẫn nẩy sinh nhiều bất lợi cho các NH nhỏ.

      Thứ nhất, NHNN trước đó đã TCV 1 số tiền lớn cho các NH lớn với LS 14%, sau đó, nếu các NH nhỏ gặp khó khăn cầu đến sự hỗ trợ của NHNN thì sẽ bị charge 15%, rõ ràng là đã không công bằng. Các NH lớn có nhiều kênh tiếp cận vốn từ NHNN như OMO, TCK và nhìn chung thanh khoản luôn tốt hơn các NH nhỏ, họ vẫn tiếp cận thêm được nguồn TCV rẻ, qua đó có thể trading lại trên LNH, kiếm LN trên lưng NH nhỏ.

      Thứ 2, NHNN trước đó đã cảnh báo sẽ hỗ trợ TCV cho các NH nhỏ gặp khó khăn và phải thế chấp bằng vốn điều lệ, hoặc phần TCV sẽ được xem như phần vốn góp của NHNN. Vậy tại sao NHNN không áp dụng quy định ngặt ngèo tương tự với các NH lớn. (Bạn chắc cũng biết rõ NH lớn chưa chắc đã lành mạnh, và NH lớn nào nợ xấu cao, nguy cơ vỡ nợ thậm chí còn cao hơn các NH nhỏ nhiều nhưng vì là lớn nên vẫn được TCV vô điều kiện?)

      Thứ 3, Việc tăng LS cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN VN đối với các ngân hàng từ 14% lên 16% rõ ràng là thiệt các NH nhỏ, vì các NH lớn hầu như không cần dùng đến kênh hỗ trợ này.

  2. Đ. Hải Says:

    Mình bàn tiếp về chính sách của NHNN nhé

    “NHNN tăng lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN VN đối với các ngân hàng từ 14% lên 16%.”

    Biện pháp này theo mình phản ánh đúng chức năng LOLR, phạt lãi suất cao với các NH nhỏ thiếu thanh khoản. Bởi thực tế lãi suất LNH kỳ hạn qua đêm trong thời gian qua chủ yếu xuay quanh 12,5-13%, trong đó các NH lớn thường là bên chào nguồn, do đó, viêc tăng lãi suất này hầu như không tác động gì đến các NH lớn. Với các NH nhỏ trước đó sẵn sàng huy động từ dân cư với lãi suất trần 14%, giờ phải giảm lãi suất xuống 6% sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh khoản, và có thể ỷ lại vào nguồn hỗ trợ từ NHNN cũng với lãi suất 14%. Tuy nhiên, giờ họ sẽ bị charge 16%, chênh lên 2% coi như khoản phí phạt cho tội quản lý thanh khoản yếu kém của mình. Các NH này sẽ phải tìm đến nguồn hỗ trợ khác hoặc phải tự cân đối để quản lý thanh khoản tốt hơn.

    Theo mình, với việc tăng 2 loại lãi suất này, NHNN muốn truyền thông điệp các NHTM không nên lạm dụng các kênh hỗ trợ của NHNN như một nguồn vốn giá rẻ để cho vay hay buông lỏng trong việc quản lý thanh khoản. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều hơn rõ ràng là các NH nhỏ.
    Tăng LS chính sách lần này cũng ít nhiều làm tăng LS LNH, do chi phí cho các nguồn tài trợ từ NHNN của các NHQD – vốn là bên chào nguồn trên LNH, tăng lên. Tuy nhiên, tác động sẽ chỉ diễn ra khi có thêm các khoản TCV mới với lãi suất 15%.

    Ngoài ra, thông qua việc tăng LS chính sách, NHNN thể hiện chủ trương vẫn chưa từ bỏ định hướng thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, việc tăng LS lần này sẽ không giúp gì nhiều cho việc kiềm chế lạm phát đang có nguy cơ bùng phát trở lại trong thời gian tới. Việc tăng bơm tiền qua TCV, TCK, OMO của NHNN trong thời gian gần đây rõ ràng là làm tăng cung tiền mạnh.

    Thông thường, cung tiền tăng sẽ tác động tới lạm phát thông qua 2 con đường:

    1. Cung tiền tăng khiến tín dụng tăng theo, qua đó kích thích DN vay vốn mở rộng SXKD. Nếu các DN này làm ăn kém hiệu quả, đặc biệt là nhóm DN Nhà nước vốn có ICOR cao, 1 đồng vốn tăng thêm không tạo ra 1 sản phẩm tương ứng thì sẽ gây ra lạm phát. Tuy nhiên, trong bối cảnh nợ xấu và thua lỗ của các DN đang tăng mạnh trong thời gian gần đây khiến các NH thận trọng hơn nhiều trong việc cấp tín dụng, cùng với tình hình lãi suất cho vay vẫn ở mức cao khiến các DN e dè trong viêc vay vốn mở rông SXKD thì cung tiền tăng chưa chắc đã khiến tín dụng tăng. Do đó, việc NHNN tăng LS chính sách qua đó phần nào làm giảm đà tăng cung tiền lần này hầu như không có tác động tích cực tới tăng tín dụng, qua đó cũng không tác động tới việc giảm lạm phát.

    2. Cung tiền tăng trong bối cảnh lãi suất huy động bị ép xuống thấp sẽ khiến Tiền mặt ngoài hệ thống NH tăng. Dòng tiền mặt đó không nằm im một chỗ mà sẽ chảy vào vàng, USD hay đầu cơ ở hàng hóa khác, từ đó gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra lạm phát (lạm phát chi phí đẩy và tâm lý). Mấu chốt của hiện tượng tiền mặt ngoài hệ thống NH tăng là do lãi suất huy động bị ép xuống quá thấp, không hấp dẫn người gửi tiền, như vậy việc NHNN tăng các LS chính sách lần này cũng không có tác động gì tới việc giảm lạm phát !

  3. Nguyen Manh Hai Says:

    Đúng như tác giả đã nói, NHNN Việt Nam từ trước đến giờ không phân biệt rõ ràng giữa chức năng Người cho vay cuối cùng với Chức năng quản lý & điều hòa thanh khoản. Thậm chí còn có lúc “nhầm” với chức năng kinh doanh trực tiếp!

    Nguyên tắc lý thuyết của LOLR là chỉ khi nào có “khủng hoảng” của một ngân hàng mà có khả năng ảnh hưởng đến thanh khoản chung hệ thống thì mới cho vay. Tuy vậy, tái cấp vốn ở Việt Nam trước giờ thực hiện theo cơ chế xin cho 🙂 nên hoàn toàn không phải là LOLR nữa rồi. Cho nên thực chất TCV ở Việt Nam vốn dĩ không phải là LOLR mà chả khác gì TCK, tuy có điều kiện chặt chẽ hơn.

    Chính vì thế, mình nghĩ tốt nhất nên bỏ lãi suất TCV đi, và chỉ sử dụng TCK để quản lý thanh khoản mà thôi. Còn việc hỗ trợ thanh khoản trong trường hợp đặc biệt, thì NHNN xét cụ thể và có các biện pháp quản lý chặt chẽ, vừa đảm bảo công bằng giữa các NH vừa đảm bảo không bị chồng chéo, mâu thuẫn chính sách.

  4. Nguyen Manh Hai Says:

    À, về nhận định chung thì mình đồng ý với tác giả, tuy nhiên mình không đồng ý với quan điểm là: “Chức năng LOLR của các NHTW là nhằm khuyến khích các NHTM phải quản lý thanh khoản tốt hơn”.

    LOLR luôn luôn là công cụ cuối cùng để cứu thanh khoản của cả hệ thống, hoặc khi một ngân hàng vì lý do chủ quan/khách quan bị rút tiền hàng loạt (bank run) chứ không bao giờ là khuyến khích quản lý thanh khoản tốt hơn. Bản chất lãi suất TCK là để điều hòa thanh khoản tức là “phòng ngừa” rồi, thì LOLR phải ở cấp độ cao hơn: “cứu chữa”. Và khi đã phải dùng LOLR thì tức là NH đó phải vào diện giám sát & quản lý đặc biệt rồi.

    Trên thế giới, chức năng LOLR luôn bị chỉ trích nặng nề nên rất ít khi được sử dụng 🙂 Tuy vậy, khi có khủng hoảng thì không thể không dùng LOLR được. Chính vì thế, nếu NHNN dùng TCV và coi đó là chức năng LOLR thì càng không thể chấp nhận được.

    • Đ. Hải Says:

      Chức năng LOLR của các NHTW phải đúng như a M.Hải nói, tức là “lend freely to illiquid but solvent institutions, with a punitive interest rate.”
      Nhưng NHNN gượng ép coi việc tăng các LS Chính sách lần này là đang dần thực hiện chức năng LOLR thì em đành phải hiểu theo kiểu VN như vậy thôi. Nói chung với việc tăng LS này thì NHNN không khuyến khích các NH nhỏ vay TCV của NHNN, nếu có khó khăn than khoản thì quay sang các NHTM lớn mà vay (thủ tục đơn giản hơn, phí có đắt hơn chút, lại k bị soi mói). Gián tiếp, các NH nhỏ phải quản lý thanh khoản tốt hơn ^ ^

  5. obelic Says:

    Mình nghĩ cái này mới chỉ giải quyết được phần biểu hiện của vấn đề thôi. SBV tăng lãi suất đầu vào đối với SOB, đương nhiên SOB sẽ lại tăng lãi suất offer trên itb. Như trên các bạn đã phân tích, chỉ có profit của nhóm SOB “dự” giảm thôi, nếu margin vẫn giữ nguyên thì cũng chẳng ảnh hưởng gì. Mình cho rằng đằng sau động thái này vẫn là M&A, trước mắt là vậy. Như Bill Clinton: “Đừng mong chờ sự công bằng”

    • Nghiatq Says:

      Chủ đề quá thú vị và hot! với nhiều góc nhìn khác nhau 🙂
      Về M&A, có thể là chủ trương của SBV, và sẽ khai thông bằng các hành lang pháp lý cũng như tạo lập môi trường dựa trên một số quy định, quy tắc. Để đi đến M&A là vấn đề tầm nhìn và chiến lược, có thể kéo dài vài năm hay cả chục năm. Sóng ngầm thì diễn ra rất lâu rồi, cái khó ở M&A VN đôi lúc không nằm ở môi trường kinh tế (vd: squeeze), môi trường pháp lý, mà còn ở tư duy và văn hóa. Hoạt động M&A trong bank VN khởi động bắt đầu “rầm rộ” – tức có sự đẩy mạnh vào cuối 2009 và đầu 2/2010 thì SBV ban hành 04/2010/TT-NHNN (http://nghiatq.wordpress.com/2010/08/11/ngan-hang-%e2%80%93-kho/) quy định một số vấn đề về Sáp nhập để có cái gọi là “hành lang”, trong đó có nguyên tắc “bảo mật” thông tin trước khi hoàn thành việc sáp nhập (do đó, chúng ta nghe khá nhiều tin đồn :)). Tuy nhiên:

      Còn CSTT thuộc về mục tiêu tiền tệ cụ thể (đặc biệt hiện tại, nó thuộc về tác động ngắn hạn – như công cụ Ls, nên không nên liên tưởng đến M&A)
      Cheer.

      • selfer Says:

        Đúng như bác nói, M&A hệ thống NH ở VN không dễ dàng, đặc biệt do yếu tố văn hóa và tư duy, tự dưng chả ai chịu chia sẻ quyền lợi, địa vị của mình với người khác cả, trừ khi bị bắt buộc. Từ xưa, đã có rất nhiều phản ánh xấu về khả năng hợp tác của người VN rồi. Dân VN chỉ trong chiến tranh hay tình trạng thật sự ngặt ngèo mới thể hiện sự đoàn kết, do đó, hoạt động M&A muốn diễn ra thì tình trạng chung lúc đó phải thực sự khó khăn ^ ^.

  6. selfer Says:

    Đồng ý với bạn, hàng loat CS gần đây của NHNN là tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động M&A trong hệ thống NH diễn ra, trong đó có việc làm 1 nhóm yếu đi đến mức cầu viện sự giang tay cứu giúp của nhóm kia. Mình đang nghe đồn sắp có 1 vụ M&A 1 số NH, nhưng chưa check được thông tin cụ thể ^ ^

  7. nicely95 Says:

    Vote cho bạn obelic. Mình cũng thấy đằng sau mọi chính sách là câu chuyện M&A.


Bình luận về bài viết này