Thị trường vàng Việt Nam cần điều gì?

Theo đúng định nghĩa từ trước đến nay, vàng là một loại ngoại hối, NHNN Việt Nam đã thể hiện vai trò quản lý ngoại tệ ngày một kinh nghiệm, nhưng riêng với vàng đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra đảm nhiệm vai trò ổn định thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước bám sát giá thế giới và huy động vàng tích lũy rất lớn trong dân đem vào đầu tư, sản xuất, phát triển kinh tế. Nếu đã xác định vàng là một loại ngoại hối tại sao chưa có biện pháp quản lý hợp lý để giá vàng hoạt động theo quy luật phù hợp hơn, hạn chế đầu cơ làm giá, trục lợi cho một nhóm nhỏ gây náo loạn thị trường, mất ổn định tâm lý, niềm tin và dẫn tới bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế.

Đọc tiếp »

Biến động giá vàng và hệ lụy đến kinh tế vĩ mô

Photobucket
(Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đang được nới rộng – Nguồn: PG Bank Research)

Trong những ngày gần đây, giá vàng thế giới liên tục giảm, mức chênh lệch giữa giá thế giới và trong nước cũng như giá mua vào bán ra được liên tục được nới rộng. Vấn đề này được đại diện các doanh nghiệp lý giải do cầu tăng mạnh khi giá thế giới giảm khiến nguồn cung trong nước không đáp ứng kịp. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra, với đặc điểm thị trường chỉ có 1 vài doanh nghiệp chiếm phần lớn thị phần, việc bắt tay, thỏa thuận giá với nhau nhằm đẩy giá vàng lên cao là khá dễ dàng. Thị trường gần như là sân chơi của 1 vài người bán nên hiện tượng thao túng giá vàng không mới, dư luận bức xúc từ lâu song SBV vẫn chưa đưa ra được giải pháp cụ thể nào.

Đọc tiếp »

Phát hành trái phiếu vàng: tránh lãng phí nguồn vốn.

Nhắc đến trái phiếu, khái niệm không còn xa lạ với nhiều nhiều người, bởi đây là một trong những phương thức huy động vốn hiệu quả và đang phát triển về quy mô những năm gần đây. Tuy nhiên, khái niệm trái phiếu vàng lại ít được nhắc tới do trước đây trái phiếu vàng chỉ được xem như kênh huy động vốn ngắn hạn và được các Ngân hàng phát hành để giải quyết tình trạng thiếu hụt ngoại tệ và hỗ trợ cán cân thanh toán.

Trước tiên cần hiểu trái phiếu vàng là gì? Trái phiếu vàng (Gold Bond) là một loại trái phiếu có phương thức thanh toán bằng tiền vàng (Gold coins) khi tới ngày đáo hạn. Trước năm 1933 tại Mỹ, hầu hết các trái phiếu đều có khả năng thanh toán bằng vàng như một loại tiền hợp pháp (lawful money). Sau đó quốc hội Mỹ đã hủy bỏ loại trái phiếu này và nó được chính những công ty khai thác vàng phát hành và được bảo đảm bằng lượng vàng mà công ty đó khai thác được.

Tại Việt Nam, theo chủ trương trái phiếu vàng đang được xem xét phát hành bởi các Ngân hàng Thương mại nhằm giải quyết tạm thời tình trạng thiếu hụt ngoại tệ và bù đắp một phần thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu vàng tới nay vẫn đang được tính toán do giá vàng liên tục biến động dẫn tới rủi ro lớn cho tổ chức phát hành. Lâu nay, vàng vẫn được xem là tài sản tích trữ của nhiều người dân. Trước nguy cơ của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu với các bất ổn kinh tế vĩ mô dẫn tới sự mất giá của đồng USD, nhiều người tìm mua vàng để bảo toàn đồng vốn. Tuy nhiên, với quy định tại Thông tư 22/2010/TT-NHNN thì việc huy động vàng của các NHTM bị siết chặt dẫn đến lãi suất gửi vàng dần mất hấp dẫn khiến một lượng vàng lớn ước tính gấn 500 tấn lưu trữ lại trong dân. Để có được một khối lượng vàng lớn như vậy đồng nghĩa với việc một lượng lớn tài sản được bỏ ra để mua vàng và biến thành tài sản dự trữ cất đi và không hoạt động trong nền kinh tế thì thực sự là rất lãng phí nguồn vốn.

Lợi ích của việc phát hành trái phiếu vàng

Đối với các đối tượng phát hành, việc phát hành trái phiếu vàng để huy động vốn vàng trong dân vừa giúp tăng tính thanh khoản của vàng, giúp tăng ngân sách nhà nước để có thêm vốn triển khai các dự án, tăng ngoại hối quốc gia và can thiệp thị trường khi cần thiết. Theo chủ trương, NHNN không trực tiếp phát hành trái phiếu vàng mà thông qua các NHTM. Các NHTM đứng ra phát hành trái phiếu huy động vàng trong dân theo lãi suất được NHNN quy định và chỉ được hưởng hoa hồng. Sau đó, NHNN đứng ra vay lại từ các NHTM thông qua mua tín phiếu NHNN. Do tín phiếu NHNN có thời hạn tối đa 1 năm nên NHNN sẽ phải phát hành nhiều đợt để biến vốn ngắn hạn thành dài hạn. Với lượng vàng huy động được, NHNN thông qua một số nghiệp vụ hoán đổi vàng lấy ngoại tệ trên thị trường quốc tế trong khoảng thời gian nhất định. Nguồn vốn huy động về bằng vàng cũng được cân đối trên tài khoản nước ngoài để kiếm lời, sau đó tìm thời điểm giá vàng giảm phù hợp, mua vào trả cho khách hàng. Như vậy, qua việc phát hành trái phiếu vàng, các Ngân hàng có thể tiếp cận được nguồn ngoại tệ dài hạn giúp bổ sung ngân sách Nhà nước, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, và các DN có thể mua vàng từ Chính phủ để sản xuất nữ trang dẫn tới giảm nhu cầu ngoại tể để nhập khẩu vàng. Riêng đối với người dân, đối tượng mua trái phiếu vàng, việc gửi vàng tại các ngân hàng là biện pháp an toàn để lưu trữ vàng mà không mất phí trong khi lại có thể nhận được mức lãi suất gửi vàng hợp lý. Trong trường hợp giá vàng tăng cao, người dân không muốn gửi vàng nữa thì có thể bán trái phiếu vàng dễ dàng do tính thanh khoản cao của loại trái phiếu này.

Rủi ro của việc phát hành trái phiếu vàng

Về phía đối tượng phát hành, phát hành trái phiếu vàng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do việc giá vàng tăng cao có thể dẫn tới rủi ro vỡ nợ. Khi giá vàng tăng mạnh, các NHTM vừa phải bù đắp khoản chênh lệch do giá vàng tăng vừa phải trả lãi suất vàng. Bênh cạnh đó là rủi ro kỳ hạn nếu tới ngày đáo hạn mà các NHTM không cân đối được lượng vàng gốc trả người gửi sẽ dẫn tới mất khả năng thanh toán, tăng nguy cơ vỡ nợ. Ngoài ra, trong trường hợp giá vàng tăng. Các NHTM phải cần nhiều ngoại tệ hơn để mua vàng trả lãi/gốc người gửi dẫn tới tình trạng căng thẳng ngoại hối. Giá vàng được dự báo là sẽ tiếp tục còn nhiều biến động và rất cần những giải pháp đột phá để thị trường vàng không những không gây ra bất ổn vĩ mô mà còn đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Tóm lại

Khái niệm trái phiếu vàng còn rất mới ở Việt Nam do công cụ tài chính này ngoài những lợi ích đem lại còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do ảnh hưởng của giá vàng. Tại ngày đáo hạn, nếu giá vàng tăng quá cao và tình trạng căng thẳng ngoại hối sẽ dẫn tới rủi ro vỡ nợ cho đối tượng phát hành do phải nhập khẩu vàng giá cao để trả lãi và gốc cho người mua trái phiếu. Tuy nhiên, với ước tính khoảng 500 tấn vàng hiện được người dân lưu trữ thì việc phát hành trái phiếu vàng sẽ giúp tránh lãng phí nguồn lực kinh tế lớn và giúp các Ngân hàng Thương mại cân đối được nguồn vốn ngoại tệ, bổ sung dự trữ ngoại hối và có thể dùng lượng vàng huy động được để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết.

Ngoài lề: lịch sử Gold Bond

Gold bonds or gold-convertible bonds are debt instruments that are typically issued by gold mining firms. These bonds are secured by a stored quota of gold and their yield depends heavily upon fluctuations in global gold prices.

Not many companies in the US sold gold bonds before the 1850s. The American Civil War in 1865 led to extremely high inflationrates, resulting in significant deflation in the value of the US dollar. This was followed by recession in 1872. During such trying times, more and more companies began promising repayments in gold, rather than paper money, to attract loans. The popularity of gold bonds among investors rose further when, in 1971, President Nixon took the US dollar off the gold standard.

Gold Bonds: How do they work?

Gold bonds are typically issued by gold mining companies. They are purchased by investors who wish to gain exposure to fluctuations in gold prices without physically buying the metal. With the purchase of gold bonds, the issuer gets the right to convert the bonds into gold. Due to this right, gold bonds typically offer low interest rates. The gold bonds also act aspotential gold sales at a future date.

Nhận định sơ bộ về tác động của việc tăng giá vàng đến tỷ giá

Giá vàng trong nước bắt đầu cao hơn giá vàng thế giới từ 04/08 với mức chênh lệch tại thời điểm 10h sáng ngày 08/08 khoảng 1.745 nghìn đồng/lượng. Sau đây là một số nhận định sơ bộ của RA:

Chenh lech gia vang trong nuoc - quoc te

Giá vàng thế giới tăng mạnh từ tối 05/08 do động thái hạ bậc tín nhiệm dài hạn của Mỹ từ AAA xuống AA+ của S&P vừa qua khiến giới đầu tư đổ xô mua vàng. Giá vàng thế giới liên tục tăng mạnh bắt đầu từ chiều tối ngày 05/08 từ mức 1651 USD/ounce lên 1692,57 USD/ounce vào lúc 3h sáng nay (10h sáng Việt Nam).

Trước ảnh hưởng từ việc tăng lên của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng được các công ty vàng bạc điều chỉnh tăng mạnh. Thêm vào đó, tâm lý người dân trước diễn biến tăng của giá thế giới cũng góp phần đẩy cầu vàng trong nước tăng, khiến giá vàng trong nước liên tục điều chỉnh tăng từ cuối tuần trước và tăng khá mạnh trong khoảng 2 tiếng buổi sáng ngày 8/8, có lúc giá vàng SJC bán ra đã lên tới mức trên 44 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, cầu vàng tăng mạnh chỉ do ảnh hưởng tâm lý và đầu cơ nên giá vàng đã bắt đầu giảm xuống ngay trong buổi sáng.

Hiện tượng giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới thúc đẩy nhu cầu nhập lậu vàng để hưởng chênh lệch giá, khi mức chênh lệch càng lớn, nhu cầu nhập lậu vàng càng mạnh, qua đó đẩy nhu cầu ngoại tệ trên thị trường tự do tăng. Trong tương quan ảnh hưởng qua lại giữa tỷ giá, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, tỷ giá tự do tăng mạnh sẽ tiếp tục đẩy giá vàng thế giới quy đổi tăng, kéo theo giá vàng niêm yết trong nước tăng, quay lại thúc đẩy nhu cầu nhập lậu vàng và tỷ giá tăng.

Năm 2010, khi giá vàng thế giới tăng đã tác động làm tăng giá vàng trong nước và tỷ giá. Tuy nhiên, hiện tượng tỷ giá tăng đi sau biến động tăng của giá vàng do sau khi xuất hiện nhu cầu nhập lậu vàng, nhu cầu gom USD trên thị trường tự do mới tăng mạnh. Để giải quyết tình hình trên, cuối năm 2010, NHNN đã 2 lần cho phép nhập khẩu vàng, BTC cũng đưa ra quy định hạn chế xuất khẩu vàng bằng cách đánh thuế xuất khẩu cao hơn.

Năm 2011 cũng có những diễn biến khá tương đồng với thời điểm cuối năm 2010 như việc mất cân đối trong huy động – tín dụng ngoại tệ khiến nhu cầu ngoại tệ trả nợ đổ dồn vào cuối năm, đồng thời việc nhập lậu vàng hưởng chênh lệch có thể sẽ diễn ra trong thời gian tới. Tuy nhiên, năm 2011, thị trường ngoại tệ tự do đã bị hạn chế khá nhiều do các biện pháp siết chặt kiểm tra của NHNN ngay từ đầu năm sẽ khiến việc gom ngoại tệ nhập lậu vàng trở nên khó khăn hơn. Trong năm nay, NHNN có thuận lợi khi dự trữ ngoại hối ước tính ở mức 17-17,5 tỷ USD, cao hơn mức 10,2 tỷ USD cuối năm 2010, theo đó, NHNN hoàn toàn có khả năng cung ngoại tệ để ổn định tỷ giá trong trường hợp cần thiết. Thêm vào đó, BTC vừa thông qua việc áp dụng mức thuế xuất khẩu 10% đối với vàng hàm lượng 80%, áp dụng từ 06/08/2011, qua đó mở rộng đối tượng vàng phải chịu thuế xuất khẩu, góp phần hạn chế tình trạng xuất khẩu vàng có thể gây mất cân đối cung cầu đối với kim loại này.

Như vậy, trong năm nay, NHNN và BTC đã chủ động đưa ra các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động đầu cơ trên thị trường vàng đến tỷ giá. Chúng tôi nhận định hoạt động đầu cơ, nhập lậu vàng năm nay sẽ bị hạn chế do khó khăn trong việc thu gom ngoại tệ trên thị trường tự do. Đồng thời, việc tăng thuế xuất khẩu vàng cũng sẽ làm giảm chênh lệch lợi nhuận từ hoạt động xuất vàng, qua đó, hạn chế mất cân đối cung cầu vàng đối với thị trường trong nước, đặc biệt vào những thời điểm khi giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới. Chúng tôi cũng cho rằng tỷ giá USD/VND từ nay đến cuối năm sẽ có thể biến động trong 1 số thời điểm nhất định do mất cân đối cung cầu trong ngắn hạn, tuy nhiên tỷ giá sẽ ít chịu tác động từ các nhân tố đầu cơ như năm trước mà sẽ nằm trong tầm kiểm soát của NHNN và các chính sách tiền tệ.

Vàng – Hàng hóa trong khủng hoảng

Lịch sử đã chứng minh, vàng thường tăng giá mạnh trước các yếu tố lạm phát tiềm ẩn trong tương lai, và với những nguy cơ nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt, sự mất giá của các đồng tiền chủ chốt, những bất ổn kinh tế – chính trị, mất cân bằng cung cầu…giá vàng đã liên tục đạt các đỉnh mới chỉ trong nửa đầu tháng 8.

Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tạo gánh nặng làm giảm giá trị đồng EUR, các gói nới lỏng định lượng của FED và chính sách duy trì lãi suất ở mức thấp sẽ làm suy yếu đồng USD, các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ các nước khác được đưa ra ồ ạt nhưng chất lượng thực hiện chưa được kiểm chứng cũng khiến đồng tiền của họ mất giá. Bên cạnh đó, các NHTW cũng là đối tượng giao dịch vàng lớn nhất trên thị trường (chiếm khoảng 60%), các cơ quan này phải mua bán vàng nhằm tạo cân bằng cho đồng nội tệ và thực hiện giao dịch thương mại. NHTW các nước trên thế giới hầu hết đều nắm một tỷ lệ nhất định trái phiếu Chính phủ Mỹ – tài sản được coi như chuẩn không rủi ro trong hệ thống tài chính toàn cầu (xếp hạng AAA), tuy nhiên khi trái phiếu chính phủ Mỹ mất sức hấp dẫn, lợi suất trái phiếu sẽ phải tăng và giá trái phiếu sụt giảm mạnh, các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang vàng – hàng hóa trong khủng hoảng. Thêm vào đó, cầu về vàng luôn tăng vượt trôi so với nguồn cung với sự ra đời của các quỹ đầu tư (ETF) dùng vàng để bảo hiểm cho cổ phiếu đầu tư và do nền kinh tế yếu kém, tình hình tài chính bất ổn như hiện nay cũng khiến người tiêu dùng chú ý đến vàng nhiều hơn (đặc biệt tại Châu Á). Phải mất trung bình 7 năm để đưa một mỏ vàng mới vào khai thác và với nhu cầu ngày càng gia tăng của thế giới thì dù sản lượng vàng chưa khai thác vẫn còn nhiều thì sự gia tăng của cung cũng không thể theo kịp cầu.

Với những nguyên nhân trên, việc giá vàng liên tục gia tăng là điều có thể lý giải được. Tuy nhiên mẩu viết này (không phải bài viết) muốn nói đến mặt khác của việc vàng tăng giá. Ai cũng biết được rằng vàng là một nguyên liệu ít khi dùng để gia tăng giá trị hay tạo ra sản phẩm khác, nó chẳng thể bỏ vào máy mà chạy như xăng, dầu được. Vậy tại sao, cầu về vàng lại liên tục gia tăng thời gian mấy năm gần đây, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế thế giới và gia tăng kỷ lục trong năm nay. Sự thực là với sự mất giá của hàng loạt các đồng tiền chủ chốt, sự hỗ loạn ở các cường quốc EU, USA đã khiến vàng là nơi chú ẩn an toàn (do chính con người dựng lên chứ bản thân nó cũng chả có giá trị gì). Thông qua hoạt động hedge, vàng có được gia trị mới, chức năng mới và do đó tầm quan trọng mới. Cá nhân tôi cho rằng việc giá vàng tăng cao trong 3 năm gần đây sẽ tiếp tục duy trì hết năm nay, chừng nào các bất ổn về kinh tế tại Mỹ, Châu Âu chưa được giải quyết thì việc vàng đạt mốc 2000 là không xa. Tất nhiên sẽ có những điều chỉnh kỹ thuật trong thời gian tới khi giá vàng đã chạm các ngưỡng kháng cự quan trọng, tuy nhiên về dài hạn, giá vàng sẽ vẫn tiếp tục tăng. Các phân tích kỹ thuật sẽ được trình bầy trong hồi sau của loạt bài này 😀

NHNN đã can thiệp ổn định tỷ giá

Hôm qua, theo nguồn tin không chính thức, NHNN đã can thiệp, bán ra và giúp tỷ giá giảm khá mạnh, từ mức 20935-20955 hôm 9/8 xuống còn 20820-20830 hôm qua. Sáng nay giá vàng thế giới tăng mạnh, tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh hôm 9/8 khoảng 30$, nhưng giá vàng trong nước vẫn thấp hơn đỉnh 46,2 (hiện tại bán ra tầm 45); Tỷ giá LNH có tăng theo tâm lý lên quanh 20880 – 20890, nhưng giao dịch trầm lắng, khả năng sẽ giảm do phát biểu sáng nay của thống đốc:

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Đến cuối năm tỷ giá biến động tối đa 1%

Như vậy NHNN sẽ làm mạnh vụ tỷ giá, qua đó tác động từ tỷ giá sang thị trường vàng, mục tiêu lạm phát, tâm lý người dân sẽ bị hạn chế theo mục tiêu ổn định. Khác năm ngoái, NHNN chỉ can thiệp được thị trường LNH và bất lực trước diễn biến thị trường chợ đen, năm nay khi chợ đen bị kiểm soát, việc NHNN hoàn toàn có thể kiểm soát thị trường LNH. (chắc không NHTM nào dám vuốt mặt thống đốc mới!).

Ngoài ra, 2 hôm nay báo chí đăng khá nhiều bài lên án hiện tượng đầu cơ vàng : Vạch mặt ‘đại gia’ thao túng giá vàng, có thể đó là lý do khiến các tổ chức đầu cơ chột dạ, phải thận trọng hơn, giá vàng trong nước đã giảm so với đỉnh thứ 3 dù giá vàng thế giới đang tạo đỉnh mới. Giờ chỉ cần NHNN có thông báo điều tra hiện tượng thao túng giá vàng (thực ra cũng chỉ quanh mấy ông xuất khẩu vàng lớn đợt rồi) thì giá vàng trong nước sẽ ổn định ngay.