Bài học từ “Thập kỷ mất mát của Nhật Bản” và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay (Phần 2)

(tiếp Phần 1)

Bài học của Nhật Bản

Những gì Nhật Bản đau đớn trải qua trong những năm 1990 đem đến cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế nhiều sự chỉ dẫn hữu ích. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng biện pháp ứng phó của giới chức Nhật Bản là quá chậm và chưa quyết liệt. Một sai lầm nữa của Nhật Bản là không đảm bảo đủ sự thanh khoản cho nền kinh tế vì cho rằng chỉ cần duy trì lãi suất ở mức thấp là đủ. Tình trạng này cộng với những sai lầm trong chính sách đã làm cho cuộc khủng hoảng kéo dài sang đầu thế kỷ 21. Một số bài học được rút ra là: Đọc tiếp »

Bài học từ “Thập kỷ mất mát của Nhật Bản” và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay (Phần 1)

Chính sách tiền tệ từ đầu năm đến nay liên tục nhằm vào mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất với mục đích tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Cụ thể vào ngày 13/3 và 11/4 vừa qua, trần lãi suất huy động đã lần lượt giảm về mức 13% và 12%/năm. Ngày 4/5, NHNN ban hành Thông tư số 14 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ, áp dụng với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp vừa và nhỏ; và công nghiệp hỗ trợ và đối với vốn vay ngắn hạn là 15%. Việc giảm lãi suất được thực hiện theo cùng lộ trình lạm phát giảm trong các tháng đầu năm. Đến tháng 4/2012, CPI ở mức khá thấp, chỉ tăng 0,05% so với tháng 3 và ở mức 10,54% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm, lạm phát cả nước chỉ tăng khoảng 2,6%. Tuy vậy, lại đang tồn tại một nghịch lý: Tuy lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn không thể tiếp cận được với vốn ngân hàng. Về phía ngân hàng, mặc dù nguồn vốn dư thừa nhưng lại không dám cho vay.

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính lũy kế từ đầu năm đến 16/4, tín dụng vẫn đang tăng trưởng âm 1,71%. Với 8 tháng còn lại, tín dụng sẽ tăng trưởng tối đa 12% và cả năm sẽ ở khoảng 10%, làm tổng vốn đầu tư xã hội giảm khoảng 50 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch. Từ phân tích trên, Ủy ban kết luận chính sách tiền tệ hầu như đã không còn dư địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 6%. Do đó, nhiều chuyên gia kinh tế đang tính đến một chính sách tài khóa, đặc biệt là chính sách nới lỏng đầu tư công. Theo họ, đã đến lúc Chính phủ ban hành một gói kích cầu và điều này có nghĩa là, phải chấp nhận nợ công tăng lên. Chính vì vậy, đây là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi.

Vừa qua, Chính phủ đã thông qua gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng mà Bộ Tài chính đề xuất để giúp đỡ các doanh nghiệp. Cụ thể là giảm 30% thuế TNDN năm 2012 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các loại hình doanh nghiệp khác, trừ doanh nghiệp kinh doanh tài chính, bảo hiểm, xổ số và doanh nghiệp có thu nhập từ sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; Giãn thuế GTGT tháng 4,5,6 với thời hạn giãn 6 tháng cho mọi doanh nghiệp; Giảm 50% tiền thuê đất của các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ; Đẩy manh phân bổ chi đầu tư XDCB, giải ngân và bổ sung thêm 1.000 tỉ đồng cho vay kiên cố hóa kênh mương và cho phép giải ngân một phần kinh phí tạm dừng mua sắm  từ năm 2011-2012 nhằm tiêu thụ hàng tồn kho cho doanh nghiệp.

Đây cũng cũng có thể hiểu là một gói kích cầu. Do đó, nhiều nhà kinh tế đặt câu hỏi nếu tiếp tục tăng đầu tư công thì lấy nguồn ở đâu để cân bằng ngân sách?.

Giảm lãi suất mà tăng trưởng kinh tế vẫn chưa được cải thiện, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, chính phủ tính đến việc chọn giải pháp tăng đầu tư công – Trường hợp của Việt Nam hiện nay đang có những dấu hiệu gần giống những năm của thập nhiên 1990 của Nhật Bản mà người ta gọi là “thập kỷ mất mát”. Khi mà lãi suất càng giảm thì tăng trưởng kinh tế càng chậm lại, sản xuất trì trệ và Nhật Bản đã phải trả giá trong vòng 14 năm liên tiếp. Vậy nguyên nhân tại sao Nhật Bản lại rơi vào tình trạng đình đốn như vậy? Bài học nào được rút ra và các giải pháp nào sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có những nhìn nhận về những việc cần và không cần làm? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài phân tích này. Đọc tiếp »

Nhìn lại hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2011 và nhận định xu hướng năm 2012

Dù kinh tế toàn cầu và các vấn đề kinh tế vĩ mô trong nước hiện tại còn nhiều bất ổn nhưng các giao dịch M&A trong năm 2011 tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và nở rộ.

Nguồn: Stoxplus 2008 – 2010, và dự đoán năm 2011(E) do tác giả tổng hợp

Số vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam gia tăng mạnh từ 146 vụ năm 2008 lên tới con số 295 vào năm 2009 với tổng giá trị đạt trên 1,14 tỷ USD. Năm 2010, con số này là 345 và tổng giá trị giao dịch đạt 1,75 tỉ USD. Năm 2011, tuy không có sự tăng mạnh về số lượng các giao dịch M&A nhưng giá trị giao dịch thì ghi nhận sự tăng vọt so với năm 2010 đạt gần 4 tỷ USD. Hãy cùng nhìn lại một năm với các thương vụ M&A nổi bật và xu hướng cho năm sắp tới. Đọc tiếp »

Hình thức đầu tư mạo hiểm – Tiềm năng phát triển tại Việt Nam (Phần 2)

Phần 1 tôi đã giới thiệu với các bạn về tổng quan hình thức đầu tư mạo hiểm và các hình thức của dạng đầu tư này.

Phần 2 chúng ra sẽ tìm hiểu các thương vụ đầu tư mạo hiểm của Việt Nam đã diễn ra như thế nào, lĩnh vực đầu tư nào được ưu tiên và tiềm năng phát triển của hình thức đầu tư vốn mạo hiểm ở Việt Nam.

Tổng quan thị trường

Quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam năm 1991. Năm 1995 là năm then chốt của hoạt động quỹ mạo hiểm khi có tới 5 quỹ với tổng số vốn đầu tư cam kết lên tới 303 triệu USD cho 56 công ty. Đến nay, Việt Nam hiện có các quỹ đầu tư mạo hiểm như Mekong Capital, VinaCapital, IDG Ventures, Dragon Capital và đang được xem là một thị trường hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư mạo hiểm.

Đọc tiếp »

Hình thức đầu tư mạo hiểm – Tiềm năng phát triển tại Việt Nam (Phần 1)

Bạn có ý tưởng kinh doanh rất hay và đang từng bước triển khai thực hiện ý tưởng đó. Nhưng bạn thực sự lúng túng trước một núi công việc của một công ty mới thành lập (start-up) như quản lý, tài chính, kế toán, marketing…? Kế hoạch kinh doanh của bạn tuyệt hay nhưng đi kèm với đó là vô cùng mạo hiểm, bạn không muốn trút hết hầu bao của mình và gia đình vào kế hoạch này? Công ty của bạn đang trên đà phát triển, số lượng hợp đồng, doanh số ngày càng tăng. Nhu cần mở rộng kinh doanh tỏ ra cấp thiết để sản phẩm dịch vụ của bạn có thể khẳng định được vị trí trên thị trường. Tuy nhiên để thuê thêm địa điểm, nhân lực, chi phí quảng cáo, marketing…rất lớn mà vốn của công ty không thể đáp ứng được. Mặt khác ngân hàng không thể cho công ty vay một số tiền lớn như vậy vì bạn không có đủ số tài sản thế chấp cần thiết. Làm sao để có được tiền đầu tư đây? Bạn muốn niêm yết Công ty mình trên thị trường chứng khoán (IPO), tuy nhiên điều kiện được niêm yết khó khăn ví dụ như để niêm yết ở sàn chứng khoán HCM (HoSe) thì số vốn tối thiểu là 20 tỷ; ở sàn NewYork là vài ba triệu đô. Vậy làm sao có thể mở rộng kinh doanh, tăng thêm vốn để ước mơ IPO trở thành hiện thực?

Đọc tiếp »

Sản phẩm cấu trúc và thị trường phát triển sản phẩm cấu trúc tại Việt Nam (Phần cuối)

3.5. Trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (Credit-linked note)

Trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng là sự kết hợp giữa một trái phiếu doanh nghiệp thông thường và một hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap – CDS).

Như chúng ta đã biết, CDS bản chất là một loại hợp đồng phái sinh tín dụng, cho phép bên mua bảo hiểm được thanh toán phần thiệt hại trong trường hợp xảy ra sự kiện tín dụng (credit event) đối với tài sản tham chiếu mà 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng. Đọc tiếp »

Sản phẩm cấu trúc và thị trường phát triển sản phẩm cấu trúc tại Việt Nam (Phần 2)

(tiếp)

Trái phiếu liên kết rủi ro ngoại hối (FX-linked note)

Trái phiếu liên kết rủi ro ngoại hối hay trái phiếu liên kết tỷ giá ngoại hối có lãi suất phụ thuộc vào sự biến động tỷ giá của một giỏ đồng tiền (basket of currencies). Về bản chất, trái phiếu liên kết rủi ro ngoại hối bao gồm một trái phiếu doanh nghiệp kết hợp với một hợp đồng mua ngoại tệ có kỳ hạn được cấu trúc ngầm trong trái phiếu. Như vậy, thay vì mua trái phiếu doanh nghiệp và hợp đồng mua ngoại tệ có kỳ hạn, nhà đầu tư có thể yêu cầu tổ chức phát hành trái phiếu liên kết rủi ro ngoại hối. Bản chất là nhà đầu tư chịu 2 rủi ro là rủi ro tín dụng của trái phiếu và rủi ro thua lỗ từ kinh doanh ngoại tệ. Do đó, phần lãi suất trái phiếu được cơ cấu để thể hiện sự tương quan lợi nhuận ứng với các rủi ro này.

Ví dụ, trái phiếu do Ngân hàng Nomura phát hành bằng GBP, có thời hạn 4 năm, và được bảo toàn vốn 100% tại thời điểm đáo hạn. Lãi suất cuống phiếu được đưa ra dựa trên mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu. Tại ngày đáo hạn, nhà đầu tư nhận được 100% khoản tiền gốc ban đầu cộng thêm một khoản gia tăng (additonal amount) bằng khoản tiền gốc nhân với một tỷ lệ phần trăm (participation rate) và bình quân trọng số của sự tăng/giảm giá của của giỏ đồng tiền (BRL, AUD, NOK, CAD) so với đồng GBP (basket return/performance). Sản phẩm này được đưa ra dựa trên kỳ vọng của nhà đầu tư là giỏ đồng tiền sẽ tăng giá so với đồng bảng Anh. Đọc tiếp »

Sản phẩm cấu trúc và thị trường phát triển sản phẩm cấu trúc tại Việt Nam (Phần 1)

Các định chế tài chính, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư luôn là chủ thể tiên phong trong việc phát triển các sáng tạo tài chính. Sự phát triển này bắt nguồn từ nhu cầu tăng cường cạnh tranh, sự thay đổi của chính sách thuế, môi trường pháp lý, nhu cầu huy động vốn và áp lực lợi nhuận. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các mô hình toán trong vài thập kỷ qua đã tạo tiền đề quan trọng giúp cho quá trình phát triển các sáng tạo tài chính được thúc đẩy mạnh mẽ. Các sản phẩm cấu trúc là một trong số đó.

Tại Việt Nam, thị trường vốn tuy đã phát triển về quy mô cũng như chất lượng trong vài năm gần đây, song còn rất nhỏ bé so với tiềm năng phát triển. Các sản phẩm cấu trúc còn khá mới mẻ và chưa có nhiều thành viên tham gia. Hơn nữa, điều kiện để thị trường các sản phẩm cấu trúc còn thiếu và yếu như chưa có các công ty định mức tín nhiệm, sự thiếu đồng bộ của các văn bản pháp luật, sự bất ổn của nền kinh tế,…Do đó, chính phủ Việt Nam cần xem xét và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thị trường các sản phẩm cấu trúc phát triển, từ đó giúp các doanh ghiệp, cũng như các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để lựa chọn, được bảo vệ khỏi các rủi ro của thị trường và gia tăng lợi nhuận.

Bài viết về sản phẩm cấu trúc này hi vọng đem lại cho người đọc một cái nhìn tổng quan về thị trường sản phẩm cấu trúc và tiềm năng phát triển thị trường này tại Việt Nam. Đọc tiếp »

Xu hướng M&A tại Việt Nam, cơ hội cho các tổ chức tư vấn tài chính

Tổng quan thị trường

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) từ lâu đã trở thành một hoạt động kinh tế sôi nổi nhất trên thế giới. Đây đươc coi là một trong các con đường ngắn nhất cũng như hiệu quả nhất của hoạt động đầu tư bởi nó tiết kiệm được nguồn lực, thời gian và tránh được các rào cản. Trong tiến trình hội nhập, M&A là một công cụ thu hút nguồn lực và mở rộng quy mô doanh nghiệp. Còn trong thời kỳ suy thoái kinh tế, M&A là một phương cách hữu hiệu để thoát ra khỏi suy thoái và hồi phục phát triển.

Ở Mỹ, hoạt động này xuất hiện ngay từ đầu thế kỷ 20 và đến những năm 1980-1990 thì bùng nổ mạnh mẽ. M&A doanh nghiệp đối với thế giới không còn là hoạt động mới, nhưng đây là một bước đi mới đối với Việt Nam. Hoạt động M&A trên thực tiễn ở Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm 2000 và có xu hướng phát triển khá nhanh. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 5 năm hoạt động, cả nước đã có trên 18 vụ M&A với tổng giá trị trên 61 triệu USD. Đặc biệt, từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 7/11/2006, số vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đã gia tăng mạnh từ 38 vụ năm 2006 lên 108 thương vụ năm 2007 và 146 vụ năm 2008. Năm 2009, số vụ M&A đã lên tới con số 295 với tổng giá trị đạt trên 1,13 tỷ USD. Năm 2010, con số này là 345 và giá trị giao dịch đạt 1,75 tỷ USD. Đọc tiếp »